Ý nghĩa và vai trò của màu sắc trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

y-nghia-mau-sac-trong-thiet-ke-nhan-dien-thuong-hieu-Spencil

Màu sắc trong thiết kế thương hiệu có ý nghĩa như thế nào? Khi nhắc đến xây dựng nhận diện thương hiệu, thì yếu tố màu sắc vẫn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhiều thống kê từng chỉ ra rằng, khách hàng bắt đầu chú ý đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp phần lớn thông qua màu sắc đặc trưng của thương hiệu. Chính vì thế, bài viết hôm nay S’Pencil Branding muốn chia sẻ đến các bạn ý nghĩa các màu sắc đối với quá trình phát triển hình ảnh thương hiệu, để từ đó có thể ứng dụng vào xây dựng bộ nhận diện hiệu quả hơn.

1. Ý nghĩa màu sắc thương hiệu khi xây dựng bộ nhận diện

Mỗi màu sắc thương hiệu sẽ mang đến cho người nhìn những cảm xúc khác nhau. Việc sử dụng một màu sắc cụ thể giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp giá trị đến khách hàng của mình tốt hơn và tạo sự gắn kết bền vững giữa hai bên. 

Ngoài ra, một bộ màu sắc độc đáo và phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp còn có thể giúp họ dễ phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh. 

2. Tầm quan trọng của việc lựa chọn màu sắc thương hiệu phù hợp

Việc lựa chọn màu sắc thương hiệu trong quá trình xây dựng hệ thống nhận diện không chỉ đơn thuần dùng để trang trí cho đẹp mắt, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, nhận thức của khách hàng khi lần đầu tiếp xúc với thương hiệu của bạn.

Một màu sắc đặc trưng được phối một cách hài hòa, độc đáo có thể giúp thương hiệu của bạn gây ấn tượng mạnh mẽ với người dùng, đồng thời khó nhầm lẫn với các đối thủ trên thị trường. 

3. Một số màu tiêu biểu trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bạn có biết, mỗi màu sắc riêng biệt thường chứa đựng những ý nghĩa và thông điệp khác nhau, nên việc lựa chọn màu sắc phù hợp có thể giúp doanh nghiệp truyền tải những giá trị, bản sắc và tôn chỉ đến khách hàng một cách nhanh chóng. Ví dụ như:

Màu đỏ – Đại diện cho sự đam mê, năng lượng, nhiệt huyết

Ý nghĩa màu đỏ trong thiết kế thường khiến người xem liên tưởng đến sự nhiệt huyết, sức mạnh, sự tự tin và niềm đam mê bất tận. Do đó, tùy thuộc vào các ngành nghề mà bạn có thể lựa chọn màu đỏ để tạo nên sự nổi bật, thu hút sự chú ý của khách hàng. 

Một số ví dụ về thương hiệu nổi tiếng sử dụng tone màu đỏ trong thiết kế bộ nhận diện như Coca-Cola, Netflix hay nhãn hàng thời trang H&M, Honda,…

Màu Cam – Sự tươi mới, sáng tạo, phiêu lưu

Đây là một màu sắc mang trong nó sự năng động rất cuốn hút, tất cả nhờ vào sự pha trộn giữa tính ấm của màu đỏ và và sự tươi mới của màu vàng. 

Ý nghĩa màu cam trong thiết kế là tượng trưng cho sự trẻ trung, cho cảm giác tràn đầy sức sống phù hợp với các sản phẩm và dịch vụ hướng đến đối tượng người trẻ năng động, thích trải nghiệm những điều mới mẻ.

Màu vàng – Sự tích cực, vui vẻ, hạnh phúc

Vàng là một gam màu sáng tượng trưng cho ánh nắng mặt trời, nên nó đại diện cho sự vui tươi, tinh thần sảng khoái và gợi lên cảm giác vui vẻ, lạc quan. Có lẽ vì vậy, màu vàng thường được các thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực F&B, thời trang, nội thất gia đình lựa chọn sử dụng. Nhằm truyền tải thông điệp tích cực, khích lệ sống lạc quan và tạo nên sự hài lòng trong trải nghiệm của khách hàng.

Ví dụ điển hình cho thương hiệu sử dụng màu vàng là McDonald’s, IKEA và Thế Giới Di Động.

Màu xanh lá cây – Tự nhiên, uy tín, tài sản

Xanh lá cây là một màu sắc tự nhiên và tươi mát tượng trưng cho thiên nhiên. Nó có khả năng tạo ra một cảm giác sảng khoái, bình yên cho người nhìn và sự sống động trong thiết kế.

Bên cạnh đó, thì ý nghĩa màu sắc thương hiệu này còn thể hiện cho tài sản và tài chính, hay của cải, vật chất. Bởi vậy, mà nó được không ít các ngân hàng (Vietcombank), công ty tài chính áp dụng làm màu sắc đặc trưng trong bộ nhận diện thương hiệu. 

Để lựa chọn gam màu xanh nhạt, đậm phù hợp cho thương hiệu bạn cần hiểu rõ ý nghĩa của từng loại khác nhau. Ví dụ, màu xanh lá sáng nõn chuối thường biểu trưng cho sự thịnh vượng và đổi mới, trong khi đó màu xanh lá đậm (hơi pha đen) lại  đại diện cho tiền tài.

Màu Xanh dương – tin cậy, an toàn, trách nhiệm

Màu xanh dương hay xanh nước biển là tông màu thường được nhiều doanh nghiệp nổi tiếng ưu tiên chọn làm màu sắc đặc trưng khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Bởi ý nghĩa màu xanh trong thiết kế không chỉ tượng trưng cho sự an toàn, tinh tế, đáng tin cậy mà còn thể hiện sự phát triển vượt bậc. 

Cho nên, doanh nghiệp của bạn kinh doanh trong ngành nghề liên quan đến sức khỏe, tài chính ngân hàng, công nghệ hay hàng không thì đây hẳn là một gợi ý màu sắc hoàn hảo cho những thiết kế ấn phẩm truyền thông, quảng bá thương hiệu. Ví dụ điển hình những thương hiệu lớn sử dụng màu xanh da trời như Facebook, PayPal, ngân hàng MBBank, Skype, Samsung, hay tập đoàn đa quốc gia Unilever.

Màu tím – sự trung thành, bí ẩn, tinh thần cao quý

Nói đến màu sắc trong thiết kế thương hiệu có tính kích thích thấp nhất, thì đó chính là màu tím. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa doanh nghiệp sử dụng màu tím sẽ kém nổi bật. Nếu biết cách kết hợp thiết kế, màu tím vẫn có thể truyền tải những ý nghĩa cao quý và sự trung thành của doanh nghiệp với khách hàng của mình.

Màu nâu – tinh khiết, hữu cơ, đơn giản và chân thực

Màu nâu thường biểu trưng cho sự chất phác, bền vững nên bạn sẽ thấy chúng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất, nông nghiệp, chế biến thực phẩm hữu cơ và tự nhiên là chính. Tuy nhiên, do màu sắc này còn đại diện cho đất, các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng để tránh làm khách hàng liên tưởng đến sự kém sạch sẽ, không an toàn của sản phẩm bạn cung cấp.

Màu đen – tinh tế, sang trọng, xa xỉ

Nhắc đến màu đen là nghĩ ngay đến sự sang trọng, tinh tế và quyền lực. Nó có thể mang đến cho khách hàng cảm giác mạnh mẽ, xa xỉ và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đây là một tone tối (cũng được xem là màu sắc của xui xẻo), nên các doanh nghiệp chọn màu đen cần lưu ý kết hợp với một số gam màu tương phản như trắng, vàng để bộ nhận diện thương hiệu trở nên hài hòa hơn.

Màu trắng – sự tinh khiết, đơn giản, trong sáng

Trắng trong màu sắc thương hiệu thường khiến khách hàng liên tưởng đến sự trong sáng, tinh khiết và đơn giản. Ngoài ra, nó còn là màu đại diện cho sự thanh lịch, sạch sẽ và hiện đại. Một ví dụ điển hình cho thương hiệu sử dụng màu trắng để nhận diện thương hiệu là Apple và Nike.

Như vậy, việc lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu không chỉ là vấn đề liên quan đến tính thẩm mỹ tạm thời, mà đây là quá trình lâu dài mang tính chiến lược và truyền thông để phát triển hình ảnh thương hiệu được tốt hơn. Hy vọng, nội dung bài chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các marketer trong việc lên ý tưởng và triển khai thiết kế hệ thống nhận diện cho doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là gì? 10 yếu tố quan trọng cần có

Nếu có nhu cầu tìm kiếm đội ngũ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ, chuyên nghiệp hãy liên hệ ngay đến với S’Pencil Branding qua thông tin sau đây!

S’Pencil Branding – Thiết Kế Thương Hiệu Chuyên Nghiệp

  • Miền Bắc: Lô 21 – KĐT Thanh Xuân Residence – 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Miền Nam: 69C Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3. TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline : 0985.280.591 – 0982.327.444
  • Email: info@spencil.vn

Tư vấn báo giá dịch vụ

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*

Kết nối ngay với S'Pencil

S’Pencil Agency luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề của bạn.

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*