Các loại bao bì phổ biến theo từng loại sản phẩm

cac-loai-bao-bi-S'pencil-Agency

Bao bì không chỉ là “vỏ bọc”, là lớp “áo ngoài” bảo vệ sản phẩm, chúng còn là đặc điểm nhận diện tính chất của sản phẩm và thương hiệu. Dễ hiểu hơn, vỏ của hộp sữa không chỉ dùng đựng sữa, mà còn để khách hàng nhận diện được: Sữa là chất lỏng, có vị dâu, là sản phẩm của nhà sản xuất X. Để tìm hiểu bản chất và so sánh, lựa chọn các loại bao bì chất lượng hiện nay, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của S’Pencil Agency. 

1. Các loại bao bì sản phẩm thông dụng được sử dụng phổ biến

Bao bì đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo quản, vận chuyển và giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vậy nên, chọn loại bao bì nào, thiết kế ra sao là mối bận tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Về cơ bản, các loại bao bì thường gặp được phân theo vật liệu gồm: Nilon, giấy, nhựa, thủy tinh và chai lọ nhôm. 

1.1. Bao bì túi nilon 

Bao bì túi nilon là loại bao bì phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành hàng như thực phẩm, đồ uống, may mặc,… và nhiều địa điểm như chợ, siêu thị,… Túi nilon có nhiều kích thước, kiểu dáng và màu sắc khác nhau từ hàng rẻ đến hàng chất lượng. 

mau-bao-bi-san-pham-S'Pencil-Agency-3

Kiểu dáng cơ bản nhất của các loại bao bì nilon đựng thực phẩm

1.2. Bao bì giấy 

Bao bì giấy hoặc carton thân thiện với môi trường, được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm như thực phẩm khô, sữa, bánh kẹo, dược phẩm,… 70% các loại bao bì trên thế giới đều được làm từ bao bì giấy, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến loại bao bì này, nhất là khi dùng để đựng đồ.

mau-bao-bi-hop-giay-S'Pencil-Agency-7

Mẫu bao bì hộp giấy

Xem ngay: Bí quyết thiết kế bao bì hộp giấy thu hút khách hàng từ cái nhìn đầu tiên

1.3. Bao bì nhựa 

Bao bì nhựa là loại bao bì dai, bền, chống thấm nước, chống oxy hóa. Nhờ những đặc tính trên, các loại bao bì từ nhựa thường được dùng trong ngành thực phẩm, đồ uống, hóa chất, mỹ phẩm,… Tuy nhiên, loại bao bì này không được khuyến khích sử dụng, chủ yếu vì nhựa khó tái chế, lâu phân hủy, gây ảnh hưởng tới môi trường.

bao-bi-nhua-S'Pencil-Agency

Mẫu bao bì lọ nhựa cho sản phẩm mỹ phẩm

Đọc thêm: Lựa chọn các loại bao bì nhựa phù hợp với từng loại sản phẩm

1.4. Bao bì thuỷ tinh 

Thủy tinh là chất liệu cao cấp, an toàn cho thực phẩm, có thể tái sử dụng và khá thông dụng trước đây. Tuy nhiên đến nay, những loại thực phẩm sử dụng bao bì thủy tinh chủ yếu là đồ uống, có giá thành khá cao nên không được lòng người tiêu dùng.

bao-bi-lo-thuy-tinh-S'Pencil-Agency

Mẫu bao bì lọ thuỷ tinh cho thương hiệu cà phê

1.5. Bao bì chai lọ nhôm 

Bao bì chai lọ nhôm là loại có độ bền cao nhất trong các loại bao bì, bảo quản sản phẩm tốt nên được dùng cho thực phẩm đóng hộp, nước ngọt, bia,… Các thực phẩm bên trong bảo quản được lâu, ít bị oxy hóa và đáp ứng được độ cứng như nhà sản xuất yêu cầu.

mau-bao-bi-lo-nhom-S'pencil-Agency

Bao bì chai lọ nhôm thường dùng để đựng sữa bột, nước uống

Đọc thêm: Nguyên tắc thiết kế bao bì sản phẩm sáng tạo, chuyên nghiệp

2. Đánh giá ưu nhược điểm của từng loại bao bì sản phẩm

Mỗi loại bao bì đều sở hữu ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng ngành hàng sử dụng. Để bạn tiện so sánh các loại bao bì, S’PENCIL đã tổng hợp lại được trong bảng sau.

Loại bao bì Ưu điểm Nhược điểm
Bao bì túi nilon Giá thành rẻ, dễ sản xuất, tiện lợi khi sử dụng và có thể tái chế nhiều lần. Vậy nên, nilon là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất thuộc phân khúc rẻ đến trung bình. – Bao bì túi nilon khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường nên một bộ phận khách hàng không thích.

– Độ bền thấp, dễ rách, thủng khi đựng sản phẩm nặng hoặc sắc nhọn.

– Chứa một số thành phần gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng để bọc đồ ăn nóng. Vậy nên, túi nilon cũng bị hạn chế trong một số trường hợp.

Bao bì giấy – Dễ phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường nên được khách hàng yêu thích.

– Khó cháy, khó thấm nước và hầu như không mùi, không vị.

– Dễ dàng in ấn và thiết kế trên bao bì.

– Làm từ nguyên liệu tự nhiên nên an toàn cho sức khỏe con người.

– Bao bì giấy cũng có thể dùng tái chế được.

– Giá thành cao hơn bao bì nilon nên là chướng ngại của doanh nghiệp, bắt buộc phải tăng giá sản phẩm.

– Dễ thấm nước, dễ rách nên cũng bị hạn chế trong một số trường hợp.

– Hiện đã khá phổ biến trên thị trường nhưng chưa thực sự tạo ra đột phá vì thói quen của người dùng.

Bao bì nhựa – Bao bì nhựa có độ bền cao, chịu được va đập tốt.

– Dễ in ấn và có nhiều kiểu dáng, gia tăng giá trị thực phẩm.

– Sản phẩm sẽ được bảo quản tốt hơn, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và oxy hóa làm biến đổi mùi vị.

– Giá thành ở mức trung bình vì có thể tái chế được.

– Khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường và cũng là rào cản khi người tiêu dùng lựa chọn.

– Nhiều loại không chất lượng vẫn làm biến đổi mùi vị của thực phẩm.

Bao bì thủy tinh – Bao bì thủy tinh sang trọng, vậy nên sản phẩm cũng được “nâng cấp” hơn.

– Không chứa chất độc hại như nilon hay nhựa nên an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

– Có thể tái sử dụng nhiều lần nên tiết kiệm chi phí, cũng góp phần bảo vệ môi trường.

– Dễ vỡ, gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển và sử dụng. 

– Thủy tinh có trọng lượng nặng, vậy nên chi phí vận chuyển sẽ tăng lên.

– Giá thành cao hơn so với bao bì nhựa và nilon.

Bao bì chai lọ nhôm – Bền, cứng cáp và còn chịu được lực va đập tốt hơn bao bì thủy tinh.

– Bảo quản sản phẩm bên trong tốt, có thể tái chế.

– Chi phí vật liệu cao gần như thủy tinh.

– Trọng lượng lớn nên phí vận chuyển cao hơn bình thường.

– Dễ bị các loại thực phẩm chứa axit ăn mòn.

3. Khám phá thêm một số cách phân loại bao bì 

Ngoài cách phân loại bao bì phổ biến như trên, hiện bao bì còn được phân theo mục đích sử dụng, phương pháp đóng gói, độ cứng,… khá đa dạng. 

3.1. Phân theo mục đích sử dụng 

Dựa theo mục đích sử dụng, bao bì được dùng để đựng sản phẩm sau khi hoàn thành, đựng sản phẩm khi vận chuyển và khi khách hàng tiêu thụ.

  • Bao bì thương mại: Dùng để chứa đựng và bảo quản sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Ví dụ như khi sản phẩm vẫn còn ở kho, chưa hoàn thiện hoặc trong quá trình trung chuyển giữa các nhà máy để tiếp tục hoàn thiện.
  • Bao bì vận chuyển: Dùng để vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến nhà phân phối hoặc khách hàng. Đặc điểm của loại bao bì này là có thể tái sử dụng nhiều lần, kích thước cũng khác nhau và không quá quan trọng về thiết kế.
  • Bao bì tiêu thụ: Dùng để chứa đựng sản phẩm đến tay người tiêu dùng và có thể được sử dụng cùng với sản phẩm. Vậy nên, đây là loại bao bì được chú trọng nhất, đầu tư từ hình thức, kiểu dáng, in ấn đến màu sắc để làm nổi bật thương hiệu.

Các loại bao bì tiêu thụ gắn liền với sản phẩm

3.2. Phân loại theo vật liệu 

Các loại bao bì phân theo vật liệu đã được S’Pencil phân tích chi tiết trong phần 1 và phần 2 của bài viết. Tuy nhiên, bên cạnh những vật liệu thông dụng, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các chất liệu tốt nhưng không quá phổ biến như:

  • Bao bì mây nứa tre đan: Các loại sợi vải, sợi đay hoặc gai được máy móc hoặc người thợ thủ công bện lại. Thường thì các loại bao bì thực phẩm mây nứa có hình dạng như chiếc giỏ quà, thuộc phân khúc từ cao đến sang trọng. Tuy nhiên, hàng dệt may dễ bị bám bụi bẩn, cũng dễ bị côn trùng gặm nhấm làm hỏng.
  • Bao bì hàng dệt: Đây là loại bao mềm, thường dùng nhất là sợi nylon hoặc vải để dệt bằng máy. Chúng không cứng mà còn khá mềm, hay dùng để đựng các loại hạt và có độ bền khá tốt.
  • Bao bì gỗ: Thuộc phân khúc cao cấp, chỉ dùng để đựng các sản phẩm quý như rượu vang, đồng hồ, vòng tay ngọc,… và cũng được làm từ loại gỗ cao cấp. Tuy nhiên, loại bao bì này rất dễ cháy, bắt lửa, ẩm mốc sẽ mọc nấm nên cần phương pháp bảo quản chính xác.

bao-bi-go-S'Pencil-Agency

Bao bì gỗ thường đựng các sản phẩm cao cấp

3.3. Phân loại theo phương pháp đóng gói 

Hiện nay, đại đa số phương pháp đóng gói là dùng máy móc công nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhỏ sản phẩm đóng gói theo kiểu dùng tay truyền thống.

  • Bao bì tự động đóng gói: Sử dụng máy móc để đóng gói sản phẩm, chủ yếu các loại bao bì thuộc tầm trung, giá thành rẻ và có nhiều loại chất liệu khác nhau. Cách đóng gói này cũng áp dụng trong khâu chế biến sản phẩm hoàn thiện nhiều nhất.
  • Bao bì thủ công đóng gói: Sử dụng sức người, tức là thủ công để thực hiện. Ví dụ như pha trà sữa, khâu cuối cùng nhân viên cho trà vào ly và đưa đến tay khách hàng. Thường thì cách đóng gói này áp dụng tức thời, tức là khi trung chuyển sản phẩm hoặc khi đưa khách hàng đến tay người tiêu dùng.

3.4. Phân loại theo độ cứng 

Độ cứng hay độ chịu nén chỉ khả năng chịu được tác động của môi trường bên ngoài đến mức nào. Theo cách phân loại này, các loại bao bì được chia thành cứng, nửa cứng và mềm hoàn toàn.

  • Bao bì cứng: Được làm từ các chất liệu có độ cứng cao, chịu được tác động từ môi trường bên ngoài, giữ nguyên được hình dạng trong quá trình vận chuyển và sử dụng. Ví dụ các loại hộp, lon kim loại, pallet gỗ,…
  • Bao bì nửa cứng: Có độ cứng vừa phải, vẫn bị thay đổi hình dáng trong lúc di chuyển nhưng không đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến hàng hóa bên trong. Ví dụ các loại túi giấy kraft, hộp giấy carton hoặc túi nhựa dẻo PE, PVC.
  • Bao bì mềm: Có độ mềm dẻo cao, dễ dàng thay đổi hình dạng khi chịu lực tác động từ môi trường. Vậy nên, thường thì khi dùng để vận chuyển, dạng bao bì mềm chỉ để chứa các loại sản phẩm như bột mì, các loại hạt gia vị,… không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bên trong dù va đập.

mau-bao-bi-hop-giay-S'Pencil-Agency-2

Bao bì nửa cứng như hộp carton

3.5. Phân loại theo sản phẩm chứa đựng bên trong 

Một số đơn vị chia bao bì thành nhiều loại tùy theo các sản phẩm chứa đựng bên trong nó. Ví dụ như các loại bao bì thuốc, đựng vật liệu máy móc hoặc đựng thực phẩm, tùy theo ngành hàng. Tuy nhiên, về cơ bản thì khi chia theo sản phẩm, bạn có thể chia thành: Bao bì đựng thực phẩm và phi thực phẩm (Sản phẩm không phải thực phẩm).

3.6. Phân loại theo mức độ tiếp xúc sản phẩm

Tùy theo sản phẩm mà các cấp độ của bao bì có thể hơn hoặc kém. Các loại bao bì được phân chia theo mức độ tiếp xúc với sản phẩm chính chia thành:

  • Bao bì cấp 1: Bao bì dùng để đựng trực tiếp thực phẩm, như loại bao giấy để đựng sữa.
  • Bao bì cấp 2: Dùng bọc bên ngoài bao bì cấp 1, như loại nilon dai để bọc ngoài dây sữa có 4 hộp.
  • Bao bì cấp 3: Dùng để bọc ngoài bao bì cấp 2, như thùng carton để đựng các dây sữa bên trong.

Qua bài viết trên đây, bạn đọc đã được tìm hiểu chi tiết các loại bao bì theo cách phân loại và phân tích ưu nhược điểm của các loại phổ biến nhất. Nếu doanh nghiệp muốn thiết kế bao bì phù hợp với bộ nhận diện, chuyên nghiệp hóa sản phẩm và truyền tải thông điệp, hãy liên hệ với S’Pencil Agency qua số điện thoại 0985 280 591 nhé!

Có thể bạn quan tâm: Mẫu thiết kế bao bì thực phẩm gia tăng 200% nhu cầu mua hàng

Tư vấn báo giá dịch vụ

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*

Kết nối ngay với S'Pencil

S’Pencil Agency luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề của bạn.

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*