Banner là gì? Tìm hiểu cách thiết kế banner quảng cáo hiệu quả

baner-la-gi-Spencil

Banner là gì, làm thế nào để thiết kế banner quảng bá thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp hiệu quả nhất?

Thiết kế Banner như thế nào được xem là chuẩn? Banner là một công cụ thường không thể thiếu trong những chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Đặc biệt là banner website, chúng thực sự hữu ích trong việc quảng bá sản phẩm thương hiệu. Do vậy, bài viết ngày hôm nay S’pencil sẽ bật mí cho bạn cách thiết kế banner đẹp, thu hút khách hàng hiệu quả nhất. Cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!

1. Banner là gì? Lịch sử hình thành

Trong tiếng Anh, từ “Banner” mang nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên thuật ngữ này thường xuyên xuất hiện trong lĩnh vực tiếp thị quảng cáo. Trong ngành Marketing, nhắc đến banner người ta sẽ nghĩ đó là các biểu ngữ hay biển quảng cáo dùng PR thương hiệu và thúc đẩy hành động mua hàng hoặc tăng tương tác trên các nền tảng trực tuyến.

Các sản phẩm banner trực tuyến lần đầu có mặt trên thị trường là vào ngày 27/10/1994 thông qua phương tiện tạp chí “Wired”. Khi đó, thiết kế banner được tạo một cách đơn giản, chỉ là dòng biểu ngữ hướng người đọc nhấp chuột vào đó như “Hãy click chuột ngay vào đây?”, “Xem ngay tại đây?”,…

Và sau gần 30 năm, khi công nghệ kỹ thuật phát triển mạnh mẽ dẫn đến các ấn phẩm truyền thông này đã có nhiều thay đổi và cải tiến hơn. Bắt đầu, từ những hình ảnh tĩnh hoặc biểu ngữ đơn giản đến những banner đa phương tiện phức tạp, và trở thành . 

thành một phần quan trọng trong lĩnh vực quảng cáo – marketing.

2. Những mục đích sử dụng banner

Mặc dù, Banner được chia thành hai loại là banner offline (dạng biển quảng cáo thường đặt tại các cửa hàng, hay in trên báo/tạp chí,…) và banner online (trên website, Fanpage,…). Nhưng nhìn chung, cả hai hình thức thiết kế ấn phẩm truyền thông này đều hướng tới cho mục đích cuối cùng là mang lại lợi nhuận như mong đợi cho doanh nghiệp. Cụ thể như là:

  • Quảng cáo sản phẩm/dịch vụ: Banner thường dùng nhiều để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ hoặc chính sách ưu đãi cụ thể. Ví dụ như doanh nghiệp về lĩnh vực F&B đặt các banner món ăn nổi bật, hay thông báo chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn sắp tới để thu hút sự chú ý của khách hàng. Từ đó, có thể tăng tương tác và traffic cho website doanh nghiệp hiệu quả.
  • Tăng nhận diện thương hiệu: Đây cũng là một trong những mục đích mà nhiều doanh nghiệp hướng tới khi chọn áp dụng Banner vào những hoạt động quảng cáo của mình. Bằng cách thiết kế banner in logo, màu sắc hay hình ảnh đặc trưng của thương hiệu, để khách hàng ghi nhớ lâu hơn và phân biệt với các đối thủ khác một cách dễ dàng 
  • Truyền tải thông tin: Một số doanh nghiệp còn sử dụng banner nhằm mục đích truyền tải thông báo quan trọng hoặc thông tin cần thiết về sản phẩm cho khách hàng. Ví dụ, banner thông báo về các sự kiện doanh nghiệp sắp tổ chức, thay đổi chính sách, thông tin liên hệ hoặc tin tức mới cập nhật và banner đó có thể được hiển thị ngay trên trang web hoặc trong các chiến dịch email marketing.

3. Tầm quan trọng của banner trong quảng cáo

Có thể thấy, loại ấn phẩm truyền thông này thực sự hữu ích, là công cụ quảng cáo có thể giúp doanh nghiệp thành công trong việc kinh doanh cũng như cải thiện vị thế trên thị trường.

  • Thương hiệu được biết đến rộng rãi: Doanh nghiệp sử dụng banner ở nhiều nơi nhằm để khách hàng ghi nhớ đến thương hiệu được tốt hơn, từ đó nâng cao tính nhận diện. 
  • Điều hướng khách hàng mua sắm: Banner có thể thúc đẩy người xem nhấp chuột để tìm hiểu thêm hoặc tiến đến hành động mua hàng ngay lập tức.
  • Tăng traffic, “kéo” tương tác: Banner thường được liên kết với trang web hoặc landing page của doanh nghiệp. Khi người dùng nhấp chuột vào banner, họ được chuyển hướng đến trang web đó giúp tăng lưu lượng truy cập và tương tác mạnh mẽ.

4. Kích thước chuẩn của các loại banner

Dưới đây là một số kích thước chuẩn của các loại banner được sử dụng phổ biến trong quảng cáo hiện nay:

Banner báo, tạp chí

Đây là một hình thức quảng cáo sẽ xuất hiện trên các ấn phẩm báo giấy, tạp chí và kích thước của loại banner này có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của nhà xuất bản trang báo hoặc tạp chí đó.

Banner đường phố

Thực tế, kích thước của banner đường phố có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của từng địa phương và cũng có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu quảng cáo cụ thể. 

  • Nếu thiết kế banner đường phố nằm ngang thường chiều rộng từ 0.9 – 3m và chiều cao từ 0.6 – 1.6m.
  • Nếu thiết kế banner đường phố nằm dọc thường chiều rộng từ 0.6 – 1m và chiều cao từ 1.2 – 1.8m.

Banner online

Banner online là một hình thức quảng bá trực tuyến sản phẩm, thương hiệu thường được hiển thị trên các trang web, báo điện tử, ứng dụng di động và một số nền tảng mạng xã hội khác. Kích thước của nó thường được quy định như sau:

  • Kích thước banner cho website (loại chữ nhật): 728 x 90 px, 970 x 250 px,…
  • Kích thước banner cho ứng dụng di động: 300 x 50 px, 320 x 50 px, 320 x 100 px.
  • Kích thước banner cho website (loại chữ nhật đứng): 120 x 600 px, 160 x 600 px, 300 x 600 px.
  • Kích thước banner cho Facebook: 1200 x 628 px
  • Kích thước banner đăng trên Twitter: 1200 x 675 px

5. Các bước thiết kế banner hiệu quả

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng và hành vi mua hàng

Nắm được những thông tin về độ tuổi, sở thích, giới tính và hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn lựa chọn phong cách thiết kế và xây dựng nội dung quảng cáo phù hợp, thu hút.

Bước 2: Xác định kênh online để lựa chọn kích thước đúng chuẩn

Trước khi thiết kế banner, designer cần xác định nền tảng sẽ sử dụng nó để chọn đúng kích thước và định dạng phù hợp. Ví dụ: Banner quảng cáo trên trang web sẽ có kích thước khác so với banner đặt trên mạng xã hội (Facebook, Twitter,,..).

Bước 3: Xác định thông điệp banner truyền tải đến khách hàng

Sau khi, đã lựa chọn được kích cỡ và định dạng banner tối ưu trên kênh online, thì bước tiếp đến người thiết kế ấn phẩm truyền thông cần làm là xác định rõ mục tiêu muốn truyền tải, nội dung của banner. 

Bạn cần phải biết muốn truyền đạt thông điệp gì hoặc muốn điều hướng người xem hành động gì sau khi xem banner. Mục tiêu càng rõ ràng, chi tiết có như vậy mới giúp quá trình thiết kế không bị lan man và đạt hiệu quả cao.

Bước 4: Xây dựng bố cục và thiết kế banner quảng cáo

Hãy đảm bảo rằng banner của bạn có một layout rõ ràng và khoa học. Sắp xếp các yếu tố quan trọng như hình ảnh, tiêu đề và văn bản một cách hợp lý, tạo sự cân đối và hài hòa nhất. 

Bước 5: Chèn CTA (Call To Action) – lời kêu gọi hành động

Việc chèn CTA vào banner nhằm lôi kéo người xem thực hiện những hành động tiếp theo, kiểu như “Mua ngay”, “Đăng ký ngay”, “Xem thêm”, “Tải về” hoặc bất kỳ lời kêu gọi nào liên quan đến mục tiêu mong muốn của bạn.

Bước 6: Kiểm tra, chỉnh sửa và thử nghiệm

Trước khi triển khai banner, hãy thử nghiệm chạy nó trên các nền tảng và thiết bị khác nhau để chắc chắn hiển thị chính xác, đầy đủ nội dung như mong muốn. Việc kiểm tra giúp bạn phát hiện nhanh chóng vấn đề và chỉnh sửa kịp thời. 

Như vậy, bài viết trên đây là những thông tin hướng dẫn cách thiết kế banner sao cho hiệu quả, hỗ trợ các chiến dịch marketing được tốt nhất. Nếu bạn có điều gì thắc mắc về vấn đề này hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thiết kế banner chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay đến cho S’Pencil Branding để được tư vấn và báo giá nhanh chóng.

Xem thêm: Poster, Banner là gì? Điểm khác biệt giữa poster và banner

S’Pencil Branding – Thiết Kế Thương Hiệu Chuyên Nghiệp

  • Miền Bắc: Lô 21 – KĐT Thanh Xuân Residence – 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Miền Nam: 69C Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3. TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline : 0985.280.591 – 0982.327.444
  • Email: info@spencil.vn

Tư vấn báo giá dịch vụ

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*

Kết nối ngay với S'Pencil

S’Pencil Agency luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề của bạn.

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*