Digital Marketing đang tiến tới một ngưỡng cửa mới của tiếp thị truyền thông vào năm 2025. Với sự phát triển vũ bão của công nghệ và sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, nhất là khi bị chi phối bởi thế hệ Gen Z. Chuyển đổi số trong marketing không chỉ là một lựa chọn, mà đã trở thành một yếu tố sống còn cho sự cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Nội dung
Toggle1. Tổng quan về sự thay đổi trong Digital Marketing
Digital Marketing (hay còn gọi là Marketing số) là hoạt động tiếp thị số thông qua internet; hay nói theo cách khác nó là một hình thức sử dụng các công cụ kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua các kênh truyền thông online.
Nếu như trước đây, hoạt động Digital Marketing được lập kế hoạch và tập trung “chạy” chủ yếu trên các kênh truyền thông số cơ bản như SEO, Content Marketing, Social Media, SEM, Email, PR, Affiliate Marketing, Pay-Per-Click (PPC)… để thu hút khách hàng. Ngày nay, với sự phát triển tiến bộ vượt bậc về công nghệ, hoạt động Digital Marketing không chỉ đem đến khách hàng mới còn mang đến sự khác biệt từ việc phân tích, theo dõi hành vi, sở thích khách hàng đến việc tiếp thị cá nhân hóa người dùng; từ đó xây dựng mối quan hệ bền vững, tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng trưởng doanh thu.
Xu hướng Digital Marketing 2025
Trong những năm qua, Marketing số đã trải qua rất nhiều thay đổi và tiến hóa mạnh mẽ. Những thay đổi này phần lớn đến từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, và những xu hướng mới trong môi trường trực tuyến.
Có một số điều tưởng chừng như là bất biến của Digital Marketing nhưng theo thời gian đã chứng minh ngược lại:
- Giảm thuê Agency, xây dựng đội ngũ in-house Marketing: Điều này giúp doanh nghiệp kiểm soát tiến độ, ngân sách và thông tin truyền tải không bị thất thoát.
- Phân vân về hiệu quả thực sự của quảng cáo hay là Marketing gian lận: Uber đã thắng kiện công ty tiếp thị Phunware có trụ sở tại Austin vì những quảng cáo gian dối. Bởi họ coi các tương tác là bằng chứng về sự tăng trưởng và doanh thu của doanh nghiệp.
- Đề cao nội dung SEO thân thiện thay vì quảng cáo trả tiền: Kết hợp với từ khóa phù hợp giúp doanh nghiệp có thể thu hút nhiều người truy cập trang web của bạn hơn. Nhất là khi từ khóa đạt thứ hạng cao tạo sự uy tín.
- Tiếp cận nhiều hơn là cơ hội lớn hơn: Số liệu báo cáo từ các chiến dịch quảng cáo giờ đây không chỉ là những con số tẻ nhạt. Nó cho thấy lượt tương tác, chiến dịch có phù hợp với khách hàng không và lượt chuyển đổi thành doanh số bán hàng.
2. Các xu hướng nổi bật trong Digital Marketing 2025
Trong bối cảnh thời đại 4.0 này, việc nắm bắt và ứng dụng những xu hướng Digital Marketing mới sẽ là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp không chỉ duy trì được sự cạnh tranh mà còn có thể phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp.
Cùng xem các xu hướng đang nổi bật trong sự dịch chuyển của ngành Digital Marketing mà bạn không nên bỏ lỡ trong năm 2025 như thế nào nhé.
2.1. Tối ưu hóa chiến dịch bằng trí tuệ nhân tạo (AI)
Theo khảo sát của HubSpot năm 2023, 90% marketers đồng ý công cụ AI giúp họ hoàn thành các tác vụ thủ công một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Một số AI có thể tự động hóa nhiều quy trình từ việt phân tích hành vi khách hàng đến việc lên outline, viết bài đến sản xuất hình ảnh, video với tốc độ nhanh chóng, giúp marketers tập trung vào chiến lược và sáng tạo hơn.
Ví dụ trên thực tế:
- Tạo nội dung tự động: GPT-3, Jasper hay Copy.ai giúp tạo ra các bài viết blog, email marketing hay mô tả sản phẩm.
- Chạy quảng cáo thông minh: Facebook và Google Ads hiện đã tích hợp AI để tối ưu hóa quảng cáo. AI có thể tự động phân tích dữ liệu khách hàng, xác định đối tượng mục tiêu, và điều chỉnh ngân sách quảng cáo để đạt được hiệu quả cao nhất mà không cần nhiều can thiệp từ người quản lý chiến dịch.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tự động: Các chatbot AI như ChatGPT hoặc các công cụ như Drift có thể hỗ trợ khách hàng ngay lập tức, trả lời câu hỏi, hỗ trợ giải quyết vấn đề mà không cần sự can thiệp của con người.
- Tự động hóa email marketing: AI có thể gửi email cho khách hàng vào thời điểm tối ưu, với nội dung được tùy chỉnh dựa trên hành vi trước đó của họ (như mở email, nhấp vào liên kết hoặc mua hàng).
2.2. Livestreaming: Kênh tương tác mới cho thương hiệu
Livestreaming là một công cụ mạnh mẽ trong bộ quy tắc tiếp thị số hiện đại, giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm sống động và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả.
- Tăng doanh thu: Thông qua việc quảng bá, trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trên sóng phát trực tuyến và tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng.
- Tăng cường lòng tin và sự thân thiện: Cho phép doanh nghiệp trực tiếp tương tác với khách hàng, giúp xây dựng lòng tin và tạo cảm giác gần gũi.
- Tăng khả năng tiếp cận: Tiếp cận khách hàng ở khắp mọi nơi mà không bị giới hạn về địa lý.
Bông Bạch Tuyết:
- Là thương hiệu Việt với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bông y tế và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
- Chiến lược: Xác định bán sản phẩm chủ lực trên sàn là bông tẩy trang với nguồn cung ổn định. Tận dụng tối đa nguồn lực từ TikTok Shop và tăng cường hợp tác với các nhà sáng tạo tiếp thị liên kết (Affiliate Creator) để triển khai đều đặn các phiên LIVE làm cú chuyển mình ngoạn mục về nhận diện thương hiệu và doanh số.
- Kết quả: Kết thúc mùa Mega Live 9/9/2024, Bông Bạch Tuyết đã thực hiện hơn 4.000 phiên livestream kết hợp với Affiliate Creator, nhận về doanh thu đóng góp tới gần 50% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp (thời gian chiến dịch diễn ra từ 1/9 đến hết ngày 9/9). Trước đó vào tháng 12/2023, Bông Bạch Tuyết bán được hơn 10.000 sản phẩm bông tẩy trang, doanh thu tăng trưởng gấp 10 lần cùng kỳ năm trước.
L’Oréal:
- Tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu thế giới với 4 division và sở hữu hơn 40 thương hiệu con.
- Chiến lược: Chọn Ecomobi làm đối tác để vận hành thử nghiệm phiên Mega Live với giải pháp trọn gói, chất lượng hình ảnh vượt trội, tận dụng tối đa lợi thế của một công ty Affiliate Marketing để chuyên nghiệp hóa dịch vụ livestream.
- Kết quả: Phiên mega live đầu tiên bán sản phẩm hãng Cerave mang lại kết quả ngoài mong đợi với GMV của phiên chào sân đạt 130-150% chỉ tiêu. Sau đó, Ecomobi được tin tưởng và tiếp tục tổ chức thành công phiên live La Roche Posay được phát sóng trên tài khoản KOL (Key Opinion Leader) và tài khoản thương hiệu mang về doanh thu đạt 18 tỷ GMV (trong đó, doanh thu từ tài khoản thương hiệu đóng góp 5 tỷ). Đây được đánh giá là một trong những phiên livestream có GMV (Gross Merchandise Volume- Tổng giá trị giao dịch) cao nhất trên Tiktok trong tháng phát sóng.
2.3. Social Commerce: Mua sắm trực tiếp qua mạng xã hội
Social Commerce hay Thương mại điện tử xã hội đang thay đổi cách chúng ta mua sắm. Đây là xu hướng mua sắm trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok và các nền tảng khác. Cùng với sự hỗ trợ của AI, trải nghiệm mua sắm trên mạng xã hội ngày càng trở nên cá nhân hóa và tiện lợi hơn.
Social Commerce: Mua sắm trực tiếp qua mạng xã hội
Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm trên mạng xã hội:
- Phân tích dữ liệu: AI giúp các doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả.
- Gợi ý sản phẩm: AI phân tích hành vi, sở thích của người dùng để đưa ra những gợi ý sản phẩm phù hợp.
- Tùy chỉnh quảng cáo: Quảng cáo được hiển thị dựa trên sở thích và hành vi của từng người dùng.
- Chatbot: Chatbot sử dụng AI để tương tác với khách hàng, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ mua hàng.
Sự phát triển của Social Commerce trên các nền tảng:
- Facebook: Facebook Marketplace và sử dụng thuật toán để hiển thị quảng cáo sản phẩm phù hợp với sở thích của người dùng dựa trên lịch sử tìm kiếm và tương tác.
- TikTok: Với tính năng livestream bán hàng và “Khám phá”, “Đề xuất”, TikTok đã tạo ra một cơn sốt mới trong lĩnh vực Social Commerce, đặc biệt là đối với giới trẻ.
- Amazon: Sử dụng AI để gợi ý sản phẩm “Customers also bought” và “Frequently bought together”.
2.4. SEO hiện đại: Thích ứng với tìm kiếm không nhấp chuột
SEO đã và đang không ngừng thay đổi để thích ứng với những hành vi tìm kiếm ngày càng phức tạp của người dùng. Trong đó, việc tối ưu hóa cho tìm kiếm không nhấp chuột (zero-click search) như tìm kiếm hình ảnh hay âm thanh (thu voices) là những thách thức mới mà các SEOer cần phải đối mặt. Đồng thời, vai trò của dữ liệu bên thứ nhất (first-party data) cũng ngày càng được chú trọng.
Để thích nghi tốt với xu hướng này, các SEOer cần:
- Tối ưu hóa đoạn trích nổi bật (featured snippet): Cung cấp thông tin ngắn gọn, súc tích và chính xác để tăng khả năng hiển thị trong đoạn trích nổi bật.
- Tối ưu tìm kiếm bằng hình ảnh: Thẻ Alt, tên file và sitemaps hình ảnh đều được mô tả chính xác, rõ ràng, chứa từ khóa để Google dễ dàng thu thập dữ liệu.
- Tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói: Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, câu hỏi dài và cụ thể để tối ưu hóa nội dung cho tìm kiếm giọng nói.
- Tạo nội dung thân thiện, chất lượng cao: Nội dung độc đáo, hữu ích và dễ hiểu sẽ giúp website thu hút nhiều lượt truy cập trực tiếp hơn.
- Tối ưu hóa cho các loại kết quả tìm kiếm khác: Ngoài đoạn trích nổi bật, còn có các loại kết quả khác như bảng kiến thức, hộp câu hỏi, video…
2.5. Tính cá nhân hóa sâu (Hyper-Personalization) trong nội dung
Trong một thế giới tràn ngập thông tin, tính cá nhân hóa sâu (Hyper-personalization) là bước tiến mới trong trong thế giới marketing hiện đại, giúp doanh nghiệp đến gần hơn khách hàng mục tiêu.
Để thực hiện Hyper-personalization, các doanh nghiệp cần thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu về khách hàng. Dữ liệu này có thể bao gồm:
- Dữ liệu hành vi: Lịch sử tìm kiếm, lịch sử mua hàng, tương tác trên mạng xã hội.
- Dữ liệu nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, địa điểm, nghề nghiệp.
- Dữ liệu cá nhân: Sở thích, giá trị và đặc điểm riêng.
Từ các dữ liệu phân tích trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành tối ưu hàng loạt các hành động như:
- Automation và AI: Sử dụng các công cụ tự động hóa và AI để thực hiện cá nhân hóa quy mô lớn, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
- Dự đoán nhu cầu: Dựa trên hành vi của khách hàng trước đó, hệ thống dự đoán những gì khách hàng sẽ quan tâm tiếp theo và cung cấp các gợi ý về sản phẩm, dịch vụ hoặc chương trình khuyến mãi.
- Tối ưu hóa các thông điệp: Sử dụng phân tích dữ liệu để tùy chỉnh thông điệp marketing sao cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng nhóm khách hàng. Ví dụ, một khách hàng tìm kiếm giày thể thao có thể nhận được thông điệp giảm giá về các sản phẩm thể thao, trong khi một khách hàng mua sản phẩm làm đẹp sẽ nhận được các gợi ý về sản phẩm chăm sóc da.
Lợi ích từ việc sử dụng dữ liệu lớn để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi:
- Tăng cường sự hài lòng của khách hàng: Nội dung cá nhân hóa giúp đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng, họ sẽ dễ dàng kết nối cảm xúc với thương hiệu hơn, tạo ra sự trung thành.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Dữ liệu lớn giúp phân tích hành trình khách hàng từ khi bắt đầu tương tác cho đến khi quyết định mua hàng. Các thương hiệu có thể hiểu được từng điểm “chạm” của khách hàng để tối ưu hóa từng giai đoạn trong hành trình mua hàng và tăng khả năng chuyển đổi sẽ cao hơn.
- Giảm chi phí marketing: Việc tập trung vào các chiến dịch cá nhân hóa giúp tối ưu hóa nguồn lực và giảm chi phí, vì chỉ nhắm đúng vào đối tượng mục tiêu.
- Tăng sự tương tác: Nội dung cá nhân hóa giúp gia tăng mức độ tương tác với khách hàng, vì họ cảm thấy được hiểu rõ và được chăm sóc đặc biệt.
Đi đôi với cơ hội, lợi ích luôn là những thách thức mà doanh nghiệp cần biết để đảm bảo không xảy ra sai sót nào như:
- Bảo mật và quyền riêng tư: Việc thu thập và xử lý một lượng lớn dữ liệu cá nhân cần đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo mật và quyền riêng tư như GDP, CCCD hoặc CCPA. Doanh nghiệp phải có cơ chế bảo vệ dữ liệu tốt để tránh các rủi ro liên quan đến vi phạm quyền riêng tư.
- Cần có công nghệ phù hợp: Để khai thác tối đa sức mạnh của dữ liệu lớn và AI, các doanh nghiệp cần phải có công nghệ phân tích dữ liệu mạnh mẽ và đội ngũ chuyên gia đủ năng lực để xử lý và phân tích dữ liệu.
3. Thách thức đối với marketers
Trong kỷ nguyên mới, các Marketer đang phải đối mặt với vô vàn thách thức của các xu hướng mới ngành Digital Marketing. Một trong số những thách thức Marketer phải giải quyết đó là:
3.1. Chi phí quảng cáo tăng cao và áp lực sáng tạo
Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chi phí cho các kênh quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads… không ngừng tăng cao. Điều này đặt ra áp lực lớn lên các marketer để tạo ra những chiến dịch quảng cáo sáng tạo, hiệu quả với chi phí tiết kiệm hơn. Để vượt qua thách thức này, các marketer cần:
- Tối ưu hóa ngân sách: Phân bổ ngân sách một cách hợp lý cho các kênh quảng cáo khác nhau, tập trung vào những kênh mang lại hiệu quả cao nhất.
- Sáng tạo nội dung độc đáo: Tạo ra những nội dung hấp dẫn, khác biệt cùng hình ảnh, video sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tận dụng các kênh quảng cáo miễn phí: Mạng xã hội, SEO, Content marketing là những kênh quảng cáo miễn phí hiệu quả.
Chi phí quảng cáo tăng
3.2. Giữ chân khách cũ, thu hút khách mới
Khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn và dễ dàng chuyển sang các thương hiệu khác. Để giữ chân khách cũ và thu hút khách mới, các marketer nên:
- Xây dựng mối quan hệ bền vững: Tạo ra những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, xây dựng cộng đồng và tương tác thường xuyên với khách hàng.
- Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Sử dụng dữ liệu để tạo ra những nội dung và khuyến mãi phù hợp với từng khách hàng.
- Không ngừng đổi mới: Cập nhật xu hướng và đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3.3. Sự phức tạp của thuật toán
Các thuật toán của các nền tảng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm liên tục thay đổi, vì vậy các marketer phải không ngừng học hỏi để thích nghi.
- Cập nhật các thuật toán mới: Luôn cập nhật những thay đổi mới nhất của các thuật toán thông qua các diễn đàn, tin tức.
- Đa dạng hóa các kênh tiếp thị: Không nên quá phụ thuộc vào một kênh duy nhất.
- Tập trung vào chất lượng nội dung: Nội dung chất lượng cao luôn được các thuật toán ưu tiên.
3.4. Phát triển thế mạnh và đổi mới phù hợp
Thị trường Digital Marketing ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi các marketer phải không ngừng sáng tạo và đổi mới để doanh nghiệp phát triển vững mạnh và vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
- Xác định thế mạnh và phát triển: Mỗi một thương hiệu dù lớn hay nhỏ đều có những ưu nhược riêng và cần tìm ra thế mạnh nổi trội để làm bàn đạp khai thác tối đa.
- Đổi mới phù hợp: Công việc của Marketer là luôn tìm kiếm những ý tưởng mới, cập nhật xu thế và công cụ mới để cải thiện hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, đổi mới nhưng phải phù hợp với bản sắc của thương hiệu thì khách hàng mới không thấy bị khập khiễng và ủng hộ.
3.5. Khó khăn trong đo lường hiệu quả
Việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch Digital Marketing ngày càng trở nên phức tạp khi ngày càng có nhiều thuật toán ra đời. Các marketer cần:
- Sử dụng các công cụ phân tích: Google Analytics, Facebook Insights… để đo lường hiệu quả của các chiến dịch.
- Xác định và tạo lập bảng KPI: Mỗi một chiến dịch quảng cáo đều có 1 nhiệm vụ riêng và không thể sử dụng chung bảng chỉ số KPI để đo lường hiệu quả. Ví dụ chiến dịch Branding sẽ có các chỉ số để thấy độ lan tỏa của thương hiệu như Reach (khả năng tiếp cận), Engagement (Tương tác), Brand awareness (Nhận biết thương hiệu), Sentiment (Cảm xúc) và Share of voice (Tỷ lệ chia sẻ tiếng nói). Ngược lại, chiến dịch Performance sẽ là Conversion rate (Tỷ lệ chuyển đổi), Cost per acquisition (CPA), Return on investment (ROI), Customer lifetime value (CLTV).
Ngoài ra, sẽ có các chỉ số KPI khác mà doanh nghiệp cũng cần quan tâm
- Website traffic: Lưu lượng truy cập vào website.
- Time on site: Thời gian trung bình người dùng dành trên website.
- Bounce rate: Tỷ lệ người dùng rời khỏi website ngay sau khi vào trang.
- Social media followers: Số lượng người theo dõi trên các mạng xã hội.
- Email open rate: Tỷ lệ email được mở.
- Click-through rate (CTR): Tỷ lệ người dùng click vào quảng cáo.
3.6. Bảo mật dữ liệu và quy định pháp lý
Với việc ngày càng nhiều dữ liệu cá nhân được thu thập và sử dụng, các vấn đề về bảo mật dữ liệu và tuân thủ pháp luật trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các marketer cần:
- Đảm bảo bảo mật dữ liệu khách hàng: Tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Xây dựng lòng tin với khách hàng: Minh bạch về cách sử dụng dữ liệu của khách hàng.
Trên đây là tổng quan về các xu hướng mới của ngành Digital Marketing trong thời gian tới cùng với những lợi ích không chỉ doanh nghiệp mà chính Marketer cần đón đầu để vượt qua những thách thức. Hãy theo dõi S’Pencil Agency để cập nhật những thông tin mới nhất về ngành nghề và những kỹ năng cần có để thành công trong thời đại mới, bạn nhé!