Các xu hướng thiết kế mới nhất năm 2025 Designer không nên bỏ lỡ

xu-huong-thiet-ke-2025-S'Pencil-Agency

Năm 2025 hứa hẹn là một năm bùng nổ của những xu hướng mới, ý tưởng sáng tạo, thiết kế độc đáo để tạo nên những sản phẩm trực quan, ấn tượng hơn, nhằm nâng cao trải nghiệm của người xem. Bạn là một nhà thiết kế đang tìm kiếm những điều truyền cảm hứng để phá vỡ khuôn mẫu cũ? Hãy cùng S’Pencil Agency khám phá những xu hướng thiết kế hot nhất năm 2025 để nâng cao kỹ năng thiết kế nhé! 

1. Tổng quan về xu hướng thiết kế năm 2025

Thế giới thiết kế luôn không ngừng chuyển động phản ánh những thay đổi của xã hội, người tiêu dùng và cả những khía cạnh văn hóa xã hội khác. Một trong số những vấn đề xã hội gần đây có sức ảnh hưởng rõ rệt và lan rộng sâu sắc mọi mặt của đời sống đó là đại dịch Covid-19.

xu-huong-thiet-ke-2025-S'Pencil-Agency

Xu hướng thiết kế 2025

Khi bước sang năm 2025, ngành thiết kế được dự đoán sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của các xu hướng mới, đánh dấu một giai đoạn ứng dụng công nghệ vào trong sáng tạo. Trong thời điểm này, Designer không chỉ cần cập nhật các phong cách thiết kế mới, công cụ mới mà còn phải sử dụng thuần thục để tạo tối ưu hiệu suất làm việc và tạo ra sản phẩm khác biệt trên thị trường. Những cơ hội và thách thức đối với Designer:

  • Cơ hội:
    • Sáng tạo không giới hạn cùng công nghệ với các kỹ xảo mô phỏng chiều không gian 3D, 4D siêu thực, sống động, thu hút người xem. 
    • Thị trường rộng mở khi nhu cầu về các sản phẩm thiết kế sáng tạo và bền vững ngày càng tăng cao.
    • Các nhà thiết kế có nhiều cơ hội để khẳng định năng lực bản thân và  phát triển sự nghiệp.
  • Thách thức:
    • Thị trường thiết kế ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các nhà thiết kế phải không ngừng đổi mới. 
    • Áp lực về thời gian vì các dự án thiết kế thường có thời gian hoàn thành ngắn.
    • Khả năng thích ứng với công nghệ: Các nhà thiết kế cần không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức về công nghệ.

2. Các xu hướng thiết kế nổi bật năm 2025

2025 là năm của sự đột phá, đánh dấu những thay đổi mạnh mẽ trong cách chúng ta “không gian 4.0” và sản phẩm/dịch vụ. Chính vì vậy, hàng loạt xu hướng thiết kế mới ra đời để đáp ứng nhu cầu và tạo ra những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Hãy cùng S’Pencil Agency khám phá các xu hướng thiết kế mới nhất năm 2025 mà dân thiết kế không nên bỏ lỡ. 

2.1. Thiết kế tối giản và chức năng hóa (Minimalism and Functionality)

Minimalism and Functionality là phong cách thiết kế đơn giản hóa trong đường nét, màu sắc và giảm thiểu tối đa những chi tiết không thực sự không cần thiết. Thay vào đó, chú trọng những yếu tố cốt lõi nhất. Dù tối giản nhưng phong cách này vẫn đảm bảo sự hài hòa, cân đối mà không đơn điệu, nhàm chán. 

Minimalism and Functionality S'Pencil Agency

Xu hướng thiết kế Minimalism and Functionality

Việc áp dụng thiết kế tối giản và chức năng hóa trong sản phẩm marketing giúp:

  • Tăng cường nhận diện thương hiệu: Thiết kế tối giản giúp thương hiệu trở nên dễ nhận diện và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
  • Truyền tải thông điệp hiệu quả: Thông điệp được truyền tải một cách rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu, giúp khách hàng nắm bắt thông tin nhanh chóng.
  • Nâng cao trải nghiệm người dùng: Thiết kế tối giản giúp khách hàng dễ dàng tương tác với thương hiệu trên các kênh truyền thông khác nhau.
  • Tạo ấn tượng chuyên nghiệp: Thiết kế tối giản thể hiện sự chuyên nghiệp, tinh tế và đẳng cấp của thương hiệu.

Có rất nhiều thương hiệu lớn hiện nay sử dụng phong cách thiết kế này như Apple với quả táo khuyết, Google, Nike hay IKEA mang đến cảm giác thân thiện với người tiêu dùng, khách hàng và đối tác. 

2.2. Công nghệ AR và VR tạo ra trải nghiệm tương tác mới (Augmented Reality & Virtual Reality)

Công nghệ AR và VR đã tạo ra cuộc cách mạng những trải nghiệm người dùng tương tác với sản phẩm/dịch vụ một cách mạnh mẽ, sống động và cá nhân hóa. Sở dĩ có thể làm được điều này vì: 

  • Augmented Reality (AR) hay Thực tế tăng cường là công nghệ cho phép bổ sung các yếu tố ảo (như hình ảnh, âm thanh, dữ liệu) vào thế giới thực qua các thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng, kính AR. AR không tạo ra một không gian hoàn toàn ảo mà thay vào đó là sự pha trộn giữa thế giới thực và các yếu tố ảo.
  • Virtual Reality (VR) hay Thực tế ảo là công nghệ tạo ra một không gian ảo hoàn toàn tách biệt với thế giới thực, người dùng có thể tương tác với môi trường ảo thông qua các thiết bị như kính VR, găng tay haptic. VR làm cho người dùng hoàn toàn đắm chìm trong một thế giới ảo, không còn tiếp xúc với môi trường thực tế xung quanh.

Ví dụ rõ ràng hơn đó là IKEA đã sử dụng AR để người dùng có thể đặt các món đồ nội thất vào phòng của họ thông qua điện thoại thông minh, giúp họ hình dung sản phẩm sẽ trông như thế nào trong không gian thực tế của mình. L’Oreal cũng sử dụng AR trên sàn thương mại điện tử (ứng dụng cho thiết bị điện thoại) cho phép người dùng thử các màu sắc son môi, phấn mắt, hay thậm chí các sản phẩm trang điểm khác mà không cần phải đến cửa hàng.

Đối với VR, Gucci đã sử dụng công nghệ này để khách hàng của mình trải nghiệm cảm giác mua sắm xa xỉ, hấp dẫn, chân thực đến từng cen ti mét mà không cần rời khỏi nhà. Cuộc “dạo chơi” trong các cửa hàng ảo có độ chân thực cao, xem các sản phẩm từ nhiều góc độ khác nhau và đưa ra quyết định mua sắm như thể họ đang thực sự ở trong cửa hàng. Cả AR và VR đều giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn khi đưa ra quyết định mua sắm. Vì chúng giúp người dùng giảm bớt sự hoài nghi, đồng thời tạo ra cảm giác an tâm về độ tương thích. 

2.3. Thiết kế tương thích với di động (Mobile-First Design)

Thiết kế tương thích với di động (Mobile-First Design) là một phương pháp thiết kế website hoặc ứng dụng, trong đó các nhà thiết kế bắt đầu với phiên bản cho thiết bị di động (smartphone, tablet) trước, rồi dần mở rộng cho các thiết bị có kích thước màn hình lớn hơn như máy tính để bàn (desktop). 

Sở dĩ có điều này vì trong thời đại khi thiết bị di động trở thành vật bất ly thân của mỗi người với thời gian và tần suất gần như trọn vẹn một ngày. Cùng với đó, khoảng 55,7% lưu lượng truy cập internet có nguồn gốc từ thiết bị di động, việc thiết kế website và ứng dụng tương thích với di động (Mobile-First Design) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tại sao Mobile-First Design lại quan trọng? 

  • Giảm tỷ lệ thoát và tăng sự hài lòng của người dùng: Mobile-First Design giúp website hoặc ứng dụng có giao diện thân thiện với người dùng di động, từ đó cải thiện trải nghiệm tổng thể của họ. 
  • Tăng tốc độ tải trang: Những thiết kế tối ưu cho di động thường gọn nhẹ hơn và phù hợp với kết nối internet không ổn định hoặc chậm. Vì vậy, Website hoặc ứng dụng ứng dụng thiết kế này thường có tốc độ tải trang nhanh hơn, giúp người dùng truy cập thông tin một cách nhanh chóng. Nếu như tốc độ tải trang quá chậm hoặc thông tin không hiển thị đầy đủ cùng một lúc sẽ gây khó chịu và người dùng sẽ phải load lại trang, từ đó gia tăng khả năng thoát trang. Khi tỷ lệ thoát trang cao, diễn ra nhiều lần trên nhiều thiết bị, bot của Google sẽ ghi nhận và đánh giá mức độ thân thiện của website hoặc ứng dụng là thấp.  
  • Tối ưu hóa SEO: Google ưu tiên các website có thiết kế Mobile-First trong kết quả tìm kiếm, giúp website của bạn có thứ hạng cao hơn.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Trải nghiệm mượt mà, tính năng thuận tiện, điều hướng hợp lý giúp thương hiệu dễ dàng tăng doanh thu vì khách hàng cảm thấy mọi thao tác từ tìm hiểu đến chốt đơn đều thuận tiện. Ngoài ra, giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Thiết kế tương thích với di động không chỉ là một xu hướng mà còn là nhu cầu thiết yếu trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động, cùng với tốc độ tải trang và khả năng sử dụng, sẽ giúp các doanh nghiệp và thương hiệu xây dựng sự tin tưởng và tương tác tốt hơn với khách hàng.

2.4. Màu sắc và hình học tinh tế (Sleek Colors and Geometric Shapes)

Là sự kết hợp hoàn hảo giữa các gam màu pastel nhẹ nhàng và hình khối đơn giản tạo nên một phong cách thiết kế hiện đại và thanh thoát. Màu pastel mang lại cảm giác thư giãn, hiện đại và dễ phối hợp, trong khi các hình khối đơn giản tạo ra sự rõ ràng, hài hòa và tối giản. Kết hợp chúng lại với nhau không chỉ mang đến vẻ đẹp trực quan mà còn tạo ra những thiết kế thoải mái và có tính thẩm mỹ cao.

  • Gam màu pastel thường được sử dụng là xanh da trời, hồng phấn, xanh mint, vàng kem, tím lavender… cân đối và hài hòa, không gây cảm giác nặng nề hay tạo áp lực.
  • Hình khối đơn giản là hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật… mang đến cảm giác gọn gàng, chắc chắn, hiện đại và dễ nhận diện. Chúng được sử dụng một cách sáng tạo và tinh tế mà không làm rối mắt người nhìn.

Dưới đây là một số cách kết hợp màu sắc và hình học tinh tế: 

  • Pastel là màu chủ đạo: Sử dụng các gam màu pastel nhẹ nhàng, trung tính để tạo sự hài hòa cho tổng thể thiết kế. Cùng với hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật… mang đến cảm giác ổn định, cân bằng và dễ chịu cho mắt người nhìn. 
  • Tương phản và nổi bật: Hình khối có kích thước lớn hay kết hợp giữa gam màu nóng với lạnh để tạo sự tương phản, giúp thiết kế có điểm nhấn, thu hút mắt người xem hơn.
  • Tạo chiều sâu và không gian: Kết hợp các hình khối lớn nhỏ khác nhau để tạo chiều sâu và sự chuyển động cho thiết kế. Ví dụ, sử dụng hình hộp (tượng trưng cho không gian) với các gam màu xanh lam, xanh lá cây (tượng trưng cho thiên nhiên) để thiết kế poster cho một sản phẩm du lịch sinh thái.
  • Liên kết và thống nhất: Sử dụng hình học và màu sắc để kể chuyện thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ như sử dụng hình tròn (tượng trưng cho sự kết nối) với màu hồng (tượng trưng cho tình yêu) để thiết kế logo cho một ứng dụng hẹn hò hay hình tam giác với màu vàng để tạo logo cho một công ty giáo dục.

2.5. Sử dụng kỹ thuật AI trong thiết kế (AI in Design)

Các công cụ thiết kế đồ họa AI đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và tái định nghĩa cách thức làm việc của các designer để thể hiện sự sáng tạo một cách tốt nhất, giúp họ tạo ra các tác phẩm độc đáo với thời gian ngắn hơn.

phan-mem-thiet-ke-profile-cong-ty-S'Pencil-Agency-2

Sử dụng công cụ AI

Một số vai trò chính của AI trong thiết kế bao gồm:

  • Tự động hóa các tác vụ trùng lặp: AI có thể tự động hóa các tác vụ trùng lặp như lựa chọn màu sắc, tạo bố cục, chỉnh sửa ảnh, vẽ vector… giúp designer tiết kiệm thời gian và tập trung vào những công việc sáng tạo hơn.
  • Sáng tạo không giới hạn: AI có thể phân tích dữ liệu về xu hướng thiết kế, sở thích người dùng, đối thủ cạnh tranh… để đưa ra những gợi ý hữu ích cho nhà thiết kế, giúp họ tạo ra những sản phẩm độc đáo và phù hợp với thị hiếu.
  • Tạo ra thiết kế sinh động: Các hệ thống AI có thể tạo ra các thiết kế chuyển động hoặc hoạt ảnh mà không cần sự can thiệp thủ công nhiều từ designer. 
  • Xử lý hình ảnh và video:Với tính năng kiểm tra trợ năng tự động, AI có thể tìm thấy các vấn đề và chỉnh sửa hình ảnh một cách chính xác. Ví dụ như tự động loại bỏ nền, làm sắc nét hình ảnh, chỉnh màu, hoặc làm mịn da mà không cần nhiều thao tác thủ công.

Các công cụ AI phổ biến giúp tiết kiệm thời gian mà designer có thể tham khảo bao gồm:

  • Adobe Sensei: Adobe tích hợp AI vào nhiều sản phẩm của mình, đặc biệt là Adobe Photoshop, Illustrator, và Adobe XD. Adobe Sensei có khả năng nhận diện hình ảnh, tự động chỉnh sửa và phân tích dữ liệu về hình ảnh, giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình chỉnh sửa hình ảnh và video. Adobe cũng sử dụng AI để tối ưu hóa quy trình thiết kế UX/UI.
  • Designs.ai: AI của Designs.ai sử dụng các thuật toán học máy để phân tích nhu cầu và tạo ra các sản phẩm thiết kế tùy chỉnh như logo, video, banner và tài liệu tiếp thị chỉ trong vài giây. 
  • AutoDraw: Chứng minh rằng mọi người có AI thiết kế có thể dễ dàng tiếp cận và trở thành “trợ thủ” đắc lực. Công cụ này biến những nét vẽ nguệch ngoạc của bạn thành hình ảnh hoàn chỉnh chỉ trong chớp mắt. Vì vậy, những người không có kỹ năng vẽ chuyên nghiệp hay ý tưởng chưa hoàn thiện cũng không cần phải lo quá nhiều vì có tích hợp tính năng dự đoán và hoàn thiện các nét vẽ. 
  • Uizard: Trong thế giới công cụ thiết kế AI, UIzard được đánh giá cao nhờ khả năng tối ưu hóa quy trình tạo mẫu và số hóa nhanh những ý tưởng sáng tạo nhưng vẫn giữ được “nét cá tính” riêng của những bản vẽ thủ công.
  • Let’s Enhance: Công cụ AI giúp nâng cấp chất lượng hình ảnh bằng cách tăng độ phân giải và tối ưu hóa màu sắc. Let’s Enhance đặc biệt hữu ích cho các nhà thiết kế cần cải thiện chất lượng hình ảnh mà không mất quá nhiều thời gian chỉnh sửa thủ công.

2.6. Chuyển đổi từ 2D sang 3D (From 2D to 3D)

Xu hướng chuyển đổi từ 2D sang 3D đang mang lại những lợi ích to lớn cho nhiều lĩnh vực. Mô hình 3D không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn mở ra những khả năng sáng tạo mới, giúp các nhà thiết kế, nhà quảng cáo, và các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm/dịch vụ độc đáo, ấn tượng, hiệu quả.

Ví dụ, trong thiết kế nội thất, mô hình 3D giúp khách hàng hình dung được không gian sống của mình với các yếu tố như ánh sáng, màu sắc và vật liệu. Trong thiết kế sản phẩm, mô hình 3D cho phép người dùng xem trước sản phẩm từ mọi góc độ và thậm chí thử nghiệm các tính năng khác nhau.

Lợi ích của việc áp dụng thiết kế 3D trong sản phẩm và quảng cáo.

  • Trải nghiệm người dùng tốt hơn: Thiết kế 3D mang lại trải nghiệm trực quan và sinh động hơn so với thiết kế 2D. Người dùng có thể tương tác với sản phẩm ảo, xem chi tiết từ mọi góc độ và thậm chí thử nghiệm các tính năng khác nhau. Điều này giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm và tăng cường sự hứng thú.
  • Giảm chi phí sản xuất và thời gian phát triển: Sử dụng mô hình 3D giúp giảm thiểu các sai sót trong quá trình thiết kế và sản xuất. Các nhà thiết kế có thể kiểm tra và điều chỉnh mô hình 3D trước khi tiến hành sản xuất thực tế, từ đó giảm bớt chi phí và thời gian cho các lần chỉnh sửa sau này.
  • Tăng tính chính xác và chất lượng: Mô hình 3D cho phép các nhà thiết kế tạo ra các sản phẩm với độ chính xác cao, kiểm tra và tối ưu hóa từng chi tiết nhỏ. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.
  • Tăng cường hiệu quả tiếp thị và quảng cáo: Thiết kế 3D giúp tạo ra các hình ảnh và video quảng cáo sống động, hấp dẫn hơn. Người xem có thể thấy được sản phẩm trong ngữ cảnh thực tế, từ đó dễ dàng hình dung và đưa ra quyết định mua hàng. Ví dụ, một quảng cáo ô tô sử dụng mô hình 3D có thể cho thấy xe di chuyển trên các địa hình khác nhau, thể hiện tính năng và ưu điểm của xe một cách rõ ràng.

2.7. Thiết kế tích hợp thông tin và cảm xúc (Emotional and Informative Design)

Trong lĩnh vực thiết kế hiện đại, việc tạo ra một sản phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn truyền tải thông điệp mạnh mẽ và chạm đến cảm xúc của người dùng là vô cùng quan trọng. Đó chính là mục tiêu của Thiết kế tích hợp thông tin và cảm xúc (Emotional and Informative Design).

Cách tạo ra thiết kế không chỉ đẹp mà còn truyền tải thông điệp mạnh mẽ: 

  1. Xác định mục tiêu và thông điệp: Trước khi bắt đầu thiết kế, cần xác định rõ mục tiêu của sản phẩm và thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến người dùng.
  2. Nghiên cứu và phân tích: Tìm hiểu thị trường, đối thủ và hiểu rõ về đối tượng mục tiêu, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của họ để tạo ra những thiết kế phù hợp và hiệu quả về mặt nhận diện, đặc biệt là khi ứng dụng trên các nền tảng, chạy chiến dịch truyền thông.
  3. Sử dụng màu sắc và hình ảnh một cách chiến lược: Một thiết kế đẹp mắt không chỉ là vấn đề về hình thức mà còn phải có thể truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và mạnh mẽ. Để làm điều này, bạn cần kết hợp các yếu tố thị giác (màu sắc, hình ảnh, biểu tượng) với nội dung (chữ viết, thông điệp) sao cho người xem không chỉ bị thu hút mà còn cảm nhận được thông điệp đó.
  4. Khơi gợi cảm xúc: Thiết kế có thể kể một câu chuyện, gợi lên những cảm xúc và tạo kết nối sâu sắc. Hãy sử dụng hình ảnh, màu sắc, bố cục và ngôn ngữ để tạo ra một câu chuyện hấp dẫn giúp người dùng cảm thấy đồng cảm, vui vẻ, bất ngờ hoặc thậm chí là xúc động. 
  5. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Một thiết kế tốt cần phải dễ hiểu và dễ tiếp cận. Sử dụng các yếu tố trực quan như biểu đồ, đồ thị, infographic để trình bày thông tin một cách rõ ràng và hấp dẫn. Điều này không chỉ giúp truyền tải thông tin hiệu quả mà còn thu hút người xem. 
  6. Tạo sự tương tác: Các yếu tố tương tác như nút bấm, hình ảnh động, các chức năng tương tác trên trang web hay các chương trình ưu đãi giúp khách hàng cảm thấy gắn kết với thương hiệu hơn. 

Ví dụ về các thương hiệu thành công với chiến lược này đó là: 

  1. Coca-Cola: Coca-Cola là một thương hiệu thành công trong việc tích hợp cảm xúc vào thiết kế. Các chiến dịch quảng cáo của họ luôn tập trung vào việc kết nối cảm xúc của người tiêu dùng với những khoảnh khắc hạnh phúc và gia đình. Hình ảnh của lon Coca-Cola luôn dễ dàng nhận diện và truyền tải một cảm giác gần gũi, vui tươi và đầy năng lượng.
  2. Nike: Nike không chỉ đơn giản là bán sản phẩm thể thao mà còn bán một cảm giác tự tin và mạnh mẽ. Với những chiến dịch quảng cáo sử dụng hình ảnh mạnh mẽ, câu khẩu hiệu “Just Do It” tạo ra một cảm xúc mạnh mẽ, kích thích người tiêu dùng hành động. Họ sử dụng thiết kế sáng tạo kết hợp với thông điệp về sức mạnh tinh thần và thể lực để tạo dựng thương hiệu.

2.8. Đa dạng hóa kênh truyền thông (Omnichannel Design)

Omnichannel Design là chiến lược kết hợp và tối ưu hóa tất cả các kênh truyền thông (bao gồm cả online và offline) để mang đến một trải nghiệm liền mạch và nhất quán cho người dùng. Từ website, ứng dụng di động, mạng xã hội đến cửa hàng vật lý, mỗi điểm chạm của khách hàng với thương hiệu đều được đồng bộ hóa, giúp người dùng có thể chuyển đổi mượt mà giữa các kênh mà không bị gián đoạn.

omnichannel-design-for-brand-S'Pencil-Agency

Đa dạng hóa kênh truyền thông

Tầm quan trọng của việc đồng bộ hóa trải nghiệm người dùng trên nhiều nền tảng: 

  • Nâng cao nhận diện: Khi màu sắc, hình ảnh và nội dung được đồng nhất trên tất cả cả kênh, nền tảng khác nhau khiến người dùng dễ dàng ghi nhớ về thương hiệu hơn. Đặc biệt là khi sản phẩm của thương hiệu có nhận diện nổi bật.  
  • Trải nghiệm khách hàng nhất quán: Omnichannel Design giúp đảm bảo rằng khách hàng có được trải nghiệm nhất quán trên tất cả các kênh tương tác với thương hiệu. Dù họ truy cập website, ứng dụng di động hay cửa hàng trực tiếp, họ đều nhận được thông tin, dịch vụ và trải nghiệm tương tự. Điều này giúp thông tin truyền tải được xuyên suốt, liền mạch và không bị thiếu sót hay nhầm lẫn. 
  • Tăng cường tương tác: Khách hàng tương tác với thương hiệu một cách linh hoạt và thuận tiện hơn. Họ có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các kênh, tìm kiếm thông tin, mua sắm và nhận hỗ trợ ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.
  • Nâng cao lòng trung thành: Khi khách hàng cảm thấy hài lòng và được quan tâm, họ sẽ có xu hướng gắn bó với thương hiệu lâu dài hơn.
  • Tăng doanh số bán hàng: Bằng cách tạo ra nhiều điểm tiếp xúc với khách hàng, tăng cơ hội bán hàng và thúc đẩy quyết định mua hàng.

Một số thương hiệu nổi bật trên thế giới đã áp dụng chiến lược truyền thông đa kênh (omnichannel) rất hiệu quả. Dưới đây là một số ví dụ:

  1. Starbucks
    • Chiến lược: Starbucks đã thành công trong việc tích hợp các kênh truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến. Thương hiệu này cung cấp trải nghiệm khách hàng toàn diện thông qua ứng dụng di động, chương trình thưởng khách hàng, giao tiếp qua mạng xã hội và trong các cửa hàng vật lý. Khách hàng có thể đặt trước đồ uống qua app và nhận tại cửa hàng, hoặc chọn giao hàng tận nơi.
    • Hệ thống tích hợp: Sử dụng chương trình khách hàng thân thiết kết hợp với ứng dụng di động để khuyến khích khách hàng mua sắm và tương tác trực tiếp với thương hiệu qua nhiều kênh.
  2. Sephora
    • Chiến lược: Sephora là một ví dụ điển hình về việc áp dụng omnichannel trong ngành bán lẻ mỹ phẩm. Họ kết hợp giữa các kênh trực tuyến và cửa hàng vật lý, giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm trước khi mua, đồng thời cung cấp dịch vụ mua sắm online thuận tiện.
    • Hệ thống tích hợp: Sephora cung cấp các công cụ như “Virtual Artist” trên ứng dụng di động giúp khách hàng thử nghiệm mỹ phẩm qua công nghệ thực tế tăng cường. Họ cũng sử dụng các tính năng như “Buy Online, Pick Up In-Store” (Mua online, nhận tại cửa hàng) và chương trình khách hàng thân thiết để khuyến khích sự tương tác qua nhiều kênh.
  3. Apple
    • Chiến lược: Apple có chiến lược omnichannel mạnh mẽ, kết hợp các cửa hàng vật lý, website, ứng dụng và dịch vụ trực tuyến để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm liền mạch. Họ cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến và tại các cửa hàng Apple Store, với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái hoàn chỉnh.
    • Hệ thống tích hợp: Apple cho phép khách hàng mua sắm trực tuyến hoặc tại cửa hàng, đồng thời hỗ trợ khách hàng dễ dàng đặt lịch hẹn cho các buổi tư vấn hoặc sửa chữa sản phẩm qua ứng dụng hoặc website. Khách hàng có thể tham gia vào các sự kiện, khóa học trực tuyến hoặc các buổi demo tại cửa hàng.

Các thương hiệu này thành công trong việc triển khai chiến lược omnichannel vì họ luôn đảm bảo rằng mỗi kênh giao tiếp (online và offline) đều hỗ trợ lẫn nhau, mang đến một trải nghiệm liên tục và đồng nhất cho khách hàng. Hệ thống tích hợp này không chỉ tăng cường sự hài lòng mà còn giúp gia tăng sự trung thành của khách hàng.

2.9. Thiết kế tích hợp bảo mật (Security-First Design)

Người dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của bảo mật thông tin cá nhân. Họ mong muốn các sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng phải đảm bảo an toàn cho dữ liệu của họ. 

Nhất là trong thời đại số, sự phát triển của các công nghệ mới như Internet of Things (IoT), điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) làm gia tăng rủi ro bảo mật. Những lỗ hổng trong thiết kế sản phẩm có thể dẫn đến vi phạm dữ liệu, lừa đảo trực tuyến, đánh cắp danh tính và các mối đe dọa khác.

Các phương pháp bảo vệ dữ liệu người dùng trong sản phẩm gồm có:

  • Dữ liệu người dùng cần được mã hóa để tránh bị đọc trái phép trong trường hợp bị đánh cắp hoặc truy cập trái phép.
  • Hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu người dùng, chỉ cho phép những người có thẩm quyền được truy cập vào những thông tin cần thiết.
  • Yêu cầu người dùng xác thực hai yếu tố (ví dụ: mật khẩu và mã OTP) trước khi truy cập vào các thông tin nhạy cảm.
  • Sử dụng mật khẩu mạnh, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.
  • Đảm bảo rằng phần mềm và ứng dụng của bạn luôn được cập nhật phiên bản mới nhất để vá các lỗ hổng bảo mật.
  • Thường xuyên kiểm tra bảo mật hệ thống để phát hiện và xử lý các lỗ hổng bảo mật kịp thời.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế như ISO 27001, PCI DSS…

2.10. Thiết kế dựa trên dữ liệu (Data-Driven Design)

Thiết kế dựa trên dữ liệu là quá trình sử dụng dữ liệu thu thập từ người dùng và các nguồn khác để đưa ra các quyết định thiết kế thông minh và chính xác hơn. Thay vì chỉ dựa vào trực giác hay cảm giác cá nhân của nhà thiết kế. Đây là một cách tiếp cận khoa học, giúp tạo ra những sản phẩm thiết kế chính xác hơn, hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng.

Cách sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định thiết kế chính xác hơn.

  • Thu thập dữ liệu: Dữ liệu có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm dữ liệu thị trường, xu hướng người dùng, đối tượng mục tiêu, đối thủ và sản phẩm. 
  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ phân tích để kiểm tra và hiểu rõ các mẫu và xu hướng trong dữ liệu thu thập được. Điều này bao gồm việc xác định các điểm yếu và điểm mạnh của sản phẩm, cũng như các cơ hội để cải thiện trải nghiệm người dùng. Một số ứng dụng phân tích dữ liệu có thể trải nghiệm như Google Analytics, SimilarWeb, SEMrush, Social Mention, Brand24, Google Trends, Alexa, Hotjar, Ahrefs, BuzzSumo… 
  • Áp dụng dữ liệu vào thiết kế: Kết quả phân tích dữ liệu cần được áp dụng vào quá trình thiết kế để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dùng và đạt được mục tiêu kinh doanh. Tương tự như Spotify sử dụng dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm nghe cho từng người dùng. Công ty theo dõi những bài hát mà người dùng nghe, thời lượng họ nghe và thời điểm họ nghe để tạo danh sách phát và đề xuất được cá nhân hóa.

Từ việc phân tích hành vi người dùng để tối ưu hóa sản phẩm có thể đem đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: 

  • Hiểu rõ hơn về hành vi người dùng, cách họ tương tác với sản phẩm/dịch vụ, những gì họ thích và không thích, những vấn đề họ gặp phải. 
  • Từ những dữ liệu thu thập, cải thiện trải nghiệm người dùng như giao diện thân thiện, dễ sử dụng, đáp ứng nhu cầu. 
  • Tăng tương tác với người dùng thông qua các chương trình ưu đãi hay trải nghiệm thú vị như công nghệ AR/VR nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng. 
  • Phân tích hành vi người dùng giúp bạn xác định các tính năng cần thiết, các vấn đề cần giải quyết, giúp bạn phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
  • Hiểu rõ người dùng giúp bạn tối ưu hóa chiến lược marketing, nhắm đúng đối tượng mục tiêu, truyền tải thông điệp hiệu quả hơn.

Hy vọng bài viết “Các xu hướng thiết kế mới nhất năm 2025 Designer không nên bỏ lỡ” đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cái nhìn tổng quan về những xu hướng thiết kế đang “làm mưa làm gió” trong năm 2025. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan tới dịch vụ thiết kế thương hiệu, đừng ngần ngại liên hệ qua thông tin dưới đây. Đội ngũ S’Pencil Agency luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Tư vấn báo giá dịch vụ

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*

Kết nối ngay với S'Pencil

S’Pencil Agency luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề của bạn.

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*