Trong thế giới thương hiệu đầy sắc màu, điều gì khiến nhân viên của bạn chung sức chung lòng, đưa thương hiệu lên vị trí nổi bật trên thị trường và khắc sâu trong tâm trí khách hàng? Hãy tưởng tượng một con tàu lớn đang băng qua đại dương. Thương hiệu của bạn chính là con tàu đó và Brand Ideals là la bàn chỉ đường đưa con tàu luôn đi đúng hướng, đạt những mục tiêu đề ra cũng như chinh phục đỉnh cao.
Nội dung
Toggle1. Tìm hiểu về Brand Ideals
Brand Ideals (Lý tưởng thương hiệu) là tập hợp các giá trị, nguyên tắc, tư duy cốt lõi để tạo nên nền tảng định hướng doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra từ sản phẩm, dịch vụ; chiến lược kinh doanh; truyền thông quảng bá; cách giao tiếp, chăm sóc khách hàng; văn hóa công ty cho đến bản sắc riêng biệt với đối thủ, giúp thương hiệu xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành.
Brand Ideals (Lý tưởng thương hiệu)
Chính vì vậy, Brand Ideals sẽ mang tính chiến lược dài hạn từ 5-10 năm trở lên và sâu rộng trong mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn giúp thương hiệu định hình cách đối tác, khách hàng và đối thủ nhìn nhận về “bản thân”. Nó là thước đo để đánh giá hình ảnh, vị thế và uy tín của thương hiệu trên thị trường.
Ví dụ, nếu một thương hiệu cam kết “bảo vệ môi trường”, đây có thể là một phần trong lý tưởng thương hiệu của họ. Các hành động, sản phẩm, chiến dịch của họ sẽ được xây dựng xung quanh mục tiêu này như sử dụng vật liệu tái chế, sản xuất bền vững và khuyến khích lối sống xanh.
2. Vai trò của Brand Ideals đối với thương hiệu
2.1. Tạo dựng sự nhận diện và khác biệt hóa
Thông qua lý tưởng, thương hiệu có thể khẳng định giá trị và tầm nhìn riêng biệt mà các đối thủ không dễ dàng sao chép, từ đó tạo sự tin tưởng và nhận diện mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Chiến lược khác biệt hoá toàn cầu đưa nhiều thương hiệu nổi tiếng thoát khỏi những xu thế cạnh tranh bình thường, như định hướng giá rẻ hay lợi dụng nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng. Nói đến đây hẳn bạn đã biết những cái tên nổi bật trên thị trường như Apple, Tesla, Emirates, Tiffany&Co, Harley Davidson… Đặc điểm chung của các hãng này đó là “độc quyền”, “cao cấp”, “khó tiếp cận” và “giá thành cao”.
2.2. Kết nối cảm xúc với khách hàng
Khi một thương hiệu có những lý tưởng rõ ràng, nó giúp khách hàng cảm thấy rằng họ chia sẻ những giá trị chung với thương hiệu. Điều này tạo ra một sự kết nối cảm xúc, khiến khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà còn trở thành người ủng hộ trung thành của thương hiệu.
Một ví dụ điển hình về thương hiệu thu hút những người có cùng niềm tin đó là Starbucks. Khách hàng của Starbucks khi được hỏi về cảm nhận: “Mỗi lần đến Starbucks, tôi lại được trải nghiệm một thứ mới rất khác biệt. Đó có thể là lời khuyên về việc pha cà phê hoặc tôi có thể sáng tạo những loại cafe chưa có sẵn trên menu.”
2.3. Định hướng chiến lược và quyết định
Brand Ideals không chỉ là giá trị tinh thần mà còn giúp thương hiệu ra quyết định trong các chiến lược kinh doanh và marketing. Những lý tưởng này là kim chỉ nam cho các quyết định về sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo và cả sự phát triển bền vững của thương hiệu.
Ví dụ như OMO định hướng bột giặt của họ có thể “Đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu” chỉ trong 1 lần giặt. Khi TVC quảng cáo so sánh “bột giặt OMO đánh tan vết bẩn nhanh và sạch hơn không chỉ một mà là năm muỗng bột giặt thường cộng lại” thương hiệu được người tiêu dùng ủng hộ. Ngược lại nếu là thương hiệu bột giặt khác đã có thể nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
2.4. Tạo động lực cho nhân viên và đối tác
Khi một thương hiệu có lý tưởng rõ ràng, nó cũng tác động tích cực đến tinh thần làm việc của nhân viên và sự hợp tác với đối tác. Những người làm việc cho thương hiệu có thể cảm thấy tự hào và động lực hơn khi biết mình đang đóng góp vào một mục tiêu lớn lao. Điều này cũng giúp tạo dựng một môi trường làm việc mạnh mẽ và một mối quan hệ đối tác vững chắc.
Tạo động lực cho nhân viên và đối tác
Google không chỉ là một công ty công nghệ hàng đầu mà còn là một nơi làm việc lý tưởng giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày. “Gã công nghệ khổng lồ” đã đầu tư rất nhiều vào không gian làm việc sáng tạo, bữa ăn miễn phí, cho đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Google đã chứng minh rằng họ quan tâm đến hạnh phúc, sự thoải mái của nhân viên và họ làm tốt điều đó.
2.5. Thúc đẩy sự trung thành và sự gắn kết dài lâu
Brand Ideals có thể là yếu tố quyết định trong việc xây dựng lòng trung thành. Khách hàng thường xuyên quay lại không chỉ vì chất lượng sản phẩm, mà còn vì họ tin vào những giá trị thương hiệu mang lại. Sự trung thành này không chỉ về mặt giao dịch mà còn về mặt tâm lý và cảm xúc.
Trong mắt người tiêu dùng, Coca-Cola luôn “thắng” Pepsi là vì:
- Ký ức tuổi thơ: Coca-Cola đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ, tạo ra một mối liên kết cảm xúc sâu sắc với người tiêu dùng.
- Trải nghiệm kỳ thú: Coca-Cola thường xuyên tổ chức các sự kiện và chiến dịch quảng cáo sáng tạo cùng các hoạt động tăng tương tác giúp khách hàng có khoảng thời gian ngắn vui vẻ và đáng nhớ.
- Tính toàn cầu: Coca-Cola có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tạo ra một cảm giác quen thuộc và gần gũi.
2.6. Tạo dựng sự bền vững và phát triển lâu dài
Những lý tưởng thương hiệu giúp thương hiệu duy trì một hướng đi nhất quán, vượt qua những thay đổi của thị trường và thách thức từ cạnh tranh. Khi thương hiệu có một lý tưởng vững chắc, nó dễ dàng thích nghi và phát triển trong dài hạn mà không bị xói mòn bản sắc.
Patagonia không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm thời trang chất lượng cao mà còn được biết với lý tưởng bảo vệ môi trường và sự bền vững là một phần cốt lõi trong mọi hoạt động. Họ sử dụng các chất liệu tái chế, giảm thiểu rác thải, và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Patagonia thành công trở thành thương hiệu truyền cảm hứng cho khách hàng về cách sống bền vững hơn.
2.7. Góp phần tạo ra tác động xã hội
Một số thương hiệu không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn chú trọng đến tác động xã hội và môi trường. Việc thể hiện các Brand Ideals gắn liền với các vấn đề xã hội (như bình đẳng giới, bảo vệ động vật, hỗ trợ cộng đồng…) có thể giúp thương hiệu tạo ra sự ảnh hưởng tích cực và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với xã hội.
Ben & Jerry’s có lý tưởng đấu tranh cho công bằng xã hội và quyền lợi cộng đồng, điều này giúp họ không chỉ bán kem mà còn xây dựng một cộng đồng.
3. 9 nguyên tắc khi xây dựng Brand Ideals bạn cần biết
Khi xây dựng Brand Ideals để tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ, bền vững và có tính kết nối cao với khách hàng cần có những nguyên tắc cơ bản để không đi chệch hướng:
- Authenticity (Tính xác thực) trong thương hiệu là sự trung thành với bản chất cốt lõi của thương hiệu. Đó là việc thể hiện một cách chân thật những giá trị, niềm tin và mục tiêu mà thương hiệu theo đuổi. Một thương hiệu có tính xác thực sẽ tạo ra sự kết nối sâu sắc với khách hàng bởi vì họ cảm nhận được sự chân thật và đáng tin cậy từ thương hiệu đó.
- Clarity (Sự rõ ràng): Hiểu rõ về lịch sử hình thành; nghiên cứu thị trường để truyền tải rõ ràng bản sắc, giá trị cốt lõi cũng như thông điệp độc đáo của thương hiệu.
- Consistency (Sự nhất quán): Duy trì màu sắc, hình ảnh và giọng điệu thống nhất trên mọi kênh truyền thông giúp tăng cường nhận diện thương hiệu.
- Emotional connection (Kết nối cảm xúc) Xây dựng mối liên kết cảm xúc mạnh mẽ với đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Innovation (Sự đổi mới) Liên tục khám phá những cách thức mới và sáng tạo để nâng cao thương hiệu.
- Relevance (Sự phù hợp) Xu hướng thị trường luôn thay đổi theo từng giờ, từng ngày tuy nhiên, mỗi thương hiệu luôn có màu sắc riêng và khi bắt trend cần cân nhắc tính phù hợp để không nhận về các ý kiến trái chiều ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh và doanh số..
- Trustworthiness (Tính đáng tin cậy) Để thương hiệu có thể tồn tại lâu dài mà không bị đối thủ đánh bại, doanh nghiệp cần xây dựng uy tín qua hành động trung thực và minh bạch trong lời nói.
- Differentiation (Sự khác biệt hóa) “Hòa hợp chứ không hòa tan” là châm ngôn mà các thương hiệu đang thực thi hiện nay để tạo vị thế và sức mạnh riêng cho mình.
- Customer-centricity (Tập trung vào khách hàng) Việc lắng nghe ý kiến của khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng “cộng đồng trung thành” và tạo ra những cơ hội kinh doanh mới khi khách hàng giới thiệu cho bạn bè, người thân.
4. Lợi ích của Brand Ideals đối với hoạt động kinh doanh
Việc xây dựng Brand Ideals không chỉ mang lại ý nghĩa về mặt tinh thần mà còn mang lại những lợi ích thiết thực cho hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể khi một doanh nghiệp sở hữu Brand Ideals:
- Tăng giá trị thương hiệu: Brand Ideals giống như là tài sản của doanh nghiệp và Brand Ideals mạnh mẽ giúp thương hiệu tăng giá trị trên thị trường thông qua những hoạt động kinh doanh, truyền thông thiết thực; tạo ra giá trị tích cực cho khách hàng, cộng đồng.
- Tăng nhận diện thương hiệu: Khi một thương hiệu có một câu chuyện, một lý tưởng rõ ràng, khách hàng sẽ dễ dàng nhớ đến và phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu của bạn sẽ trở thành “Top of mind” của khách hàng.
- Tạo dựng niềm tin: Khách hàng không chỉ mua sản phẩm, mà còn mua vào những giá trị mà thương hiệu đại diện. Khi khách hàng cảm thấy đồng điệu với Brand Ideals của một thương hiệu, họ sẽ trở nên trung thành hơn và sẵn sàng ủng hộ thương hiệu đó trong thời gian dài.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Brand Ideals giúp thương hiệu khác biệt hóa so với các đối thủ cạnh tranh. Khi các thương hiệu khác đang tập trung vào giá cả hoặc tính năng sản phẩm, một thương hiệu có Brand Ideals độc nhất vô nhị sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh vượt trội và bền vững.
- Thu hút nhân tài: Một thương hiệu có Brand Ideals rõ ràng sẽ thu hút những nhân viên tài năng và có cùng chung giá trị. Những người này sẽ cảm thấy được truyền cảm hứng và có động lực để làm việc vì một mục tiêu lớn hơn.
5. Một số ví dụ về Brand Ideals
Brand Ideas là yếu tố cốt lõi để xây dựng một thương hiệu thành công. Bằng cách xác định và truyền đạt rõ ràng Brand Ideas, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được một hình ảnh mạnh mẽ, thu hút khách hàng và đạt được những thành công trong kinh doanh.
Brand Ideals là những giá trị, niềm tin hoặc mục tiêu lâu dài mà một thương hiệu theo đuổi, phản ánh sứ mệnh và triết lý sống còn. Đây là những yếu tố không chỉ tạo nên bản sắc mà còn giúp thương hiệu kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Dưới đây là một số ví dụ về Brand Ideals từ các thương hiệu nổi bật:
5.1. Nike – Cảm hứng và sức mạnh con người
- Brand Ideal: Khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân
- Nike truyền cảm hứng cho mọi người vượt qua giới hạn của bản thân, khuyến khích mỗi người khám phá khả năng tiềm ẩn trong thể thao và cuộc sống.
- Thông điệp: “Just Do It.” (Hãy làm ngay.)
- Hành động: Nike tài trợ cho các vận động viên hàng đầu thế giới, tổ chức các sự kiện thể thao và truyền cảm hứng cho mọi người sống một cuộc sống năng động.
- Kết quả: Nike trở thành thương hiệu thể thao số 1 thế giới, gắn liền với những hình ảnh về sự thành công và vượt qua giới hạn.
Ví dụ về Brand Ideals
5.2. Apple – Sáng tạo và thiết kế
- Brand Ideal: Đổi mới và sự hoàn hảo trong thiết kế
- Apple luôn khuyến khích sự sáng tạo không giới hạn thông qua công nghệ. Họ đặt ra tiêu chuẩn cao về thiết kế và tính năng, mang đến cho người dùng những sản phẩm dễ sử dụng nhưng mạnh mẽ và sang trọng.
- Thông điệp: “Think Different.” (Suy nghĩ khác biệt.)
- Hành động: Apple luôn đi đầu trong việc tạo ra những sản phẩm công nghệ mới, thiết kế thời thượng, dễ sử dụng và mang tính cách mạng.
- Kết quả: Apple trở thành một trong những thương hiệu giá trị nhất thế giới, được người tiêu dùng yêu thích và trung thành.
5.3. Coca-Cola – Tạo ra niềm vui và kết nối
- Brand Ideal: Lan tỏa niềm vui và sự kết nối giữa mọi người
- Coca-Cola luôn muốn là một phần trong những khoảnh khắc vui vẻ của cuộc sống, khi mọi người tụ họp cùng nhau. Họ tập trung vào sự kết nối và cảm giác hạnh phúc qua sản phẩm của mình.
- Thông điệp: “Open Happiness.” (Mở ra niềm hạnh phúc.)
- Hành động: Coca-Cola luôn tạo ra những chiến dịch quảng cáo đầy cảm xúc, tổ chức các sự kiện và tài trợ cho các hoạt động cộng đồng.
- Kết quả: Coca-Cola trở thành một trong những thương hiệu đồ uống được nhận biết rộng rãi nhất trên thế giới, gắn liền với những khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc.
5.4. Tesla – Cải tiến và bền vững
- Brand Ideal: Đổi mới và phát triển bền vững trong ngành công nghiệp ô tô
- Tesla tập trung vào việc phát triển xe điện và công nghệ sạch, với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Họ không chỉ bán sản phẩm mà còn thúc đẩy một tương lai bền vững.
- Thông điệp: “Accelerating the advent of sustainable transport.” (Thúc đẩy sự ra đời của phương tiện vận chuyển bền vững.)
- Hành động: Tesla không chỉ sản xuất ô tô điện mà còn xây dựng hệ thống sạc siêu nhanh, phát triển pin năng lượng mặt trời và tự động hóa sản xuất.
- Kết quả: Tesla trở thành một trong những thương hiệu xe điện hàng đầu thế giới, định hình lại ngành công nghiệp ô tô và truyền cảm hứng cho nhiều công ty khác.
Xây dựng lý tưởng cho thương hiệu không chỉ là việc định hình hình ảnh mà còn là tạo ra một kết nối sâu sắc với khách hàng. Khi bạn xác định rõ ràng các giá trị cốt lõi và ý tưởng thương hiệu, bạn sẽ có thể truyền tải thông điệp một cách hiệu quả, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng. Đừng để thương hiệu của bạn chỉ là một cái tên; hãy biến nó thành một biểu tượng sống động, gắn liền với những trải nghiệm và cảm xúc tích cực.
Nếu bạn đang tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và bền vững, hãy để S’Pencil Agency đồng hành cùng bạn. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, giúp bạn phát triển lý tưởng thương hiệu độc đáo và thu hút khách hàng. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để bắt đầu hành trình xây dựng thương hiệu của bạn!