Để thiết kế profile công ty chuyên nghiệp, độc đáo và hiệu quả, ngoài việc thấu hiểu tường tận mục tiêu cần thiết kế, công ty thiết kế profile còn phải am hiểu về insight của khách hàng, về định hướng nội dung, hình ảnh và cả thế mạnh nội tại của chính doanh nghiệp .
Có thể nói, thiết kế profile là giải pháp giới thiệu, quảng bá năng lực công ty đến với khách hàng và đối tác hiệu quả, giúp tăng trưởng doanh thu đột phá.
S’pencil hơn 10 năm thiết kế profile công ty, Catalogue,…chuyên nghiệp uy tín, hỗ trợ làm nội dung tận tình. Chúng tôi đã có kinh nghiệm làm Profile trong rất nhiều lĩnh vực. Trong bài viết này hãy cùng S’pencil tìm hiểu chi tiết những thông tin liên quan tới thiết kế profile công ty sẽ cần phải đảm bảo những yếu tố nào, cùng như khám phá các mẫu profile công ty mới nhất của chúng tôi nhé!
Nội dung
Toggle1. Dịch vụ thiết kế Profile công ty chuyên nghiệp
Profile công ty hay còn được gọi là hồ sơ năng lực, hồ sơ dự thầu, thường được thiết kế dưới dạng một cuốn sách nhỏ có dung lượng khoảng từ 16 đến 32 trang. Mục đích của nó là giới thiệu tóm tắt về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, thế mạnh, lĩnh vực kinh doanh, khách hàng, đối tác và các dự án công ty đã thực hiện.
Mẫu profile công ty âm thanh
Thiết kế profile thể hiện sự chuyên nghiệp về ngành nghề kinh doanh, quy mô công ty một nét khái quát.
1.1 Báo giá dịch vụ thiết kế profile tại S’Pencil Agency
STT | Dịch Vụ | Mô Tả | Giá (VNĐ) | Thời Gian Thực Hiện |
1 | Thiết kế Profile Cơ Bản | Thiết kế profile đơn giản, bao gồm thông tin cá nhân và hình ảnh. | Liên hệ | 3-5 ngày |
2 | Thiết kế Profile Nâng Cao | Thiết kế profile chuyên nghiệp, bao gồm thông tin chi tiết và hình ảnh chất lượng cao. | Liên hệ | 5-7 ngày |
3 | Thiết kế Profile Doanh Nghiệp | Thiết kế profile cho doanh nghiệp, bao gồm thông tin công ty, sản phẩm, dịch vụ. | Liên hệ | 7-10 ngày |
4 | Thiết kế Profile Đặc Biệt | Thiết kế profile theo yêu cầu riêng, bao gồm các yếu tố sáng tạo và độc đáo. | Liên hệ | 10-14 ngày |
Bảng báo giá dịch vụ thiết kế profile tại S’Pencil Agency
Lưu ý: Trên đây chỉ là bảng giá tham khảo và giá thiết kế có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể và độ phức tạp của thiết kế. Nếu bạn muốn nhận một bảng giá chuẩn xác hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua zalo: 0985280591 để được tư vấn sớm nhất nhé!
1.2. Mẫu thiết kế profile công ty do S’Pencil thiết kế
Để giúp người đọc có cái trải nghiệm, tham khảo dễ dàng S’Pencil xin gửi tới một vài hình ảnh mẫu thiết kế profile công ty giúp quý bạn đọc có được cái nhìn rõ nét nhất.
1.2.1. Mẫu profile công ty âm thanh
Mặt bìa của mẫu profile
Trang sản phẩm trong mẫu profile công ty
Xem chi tiết : Tại đây
1.2.2. Mẫu profile công ty vận tải
Mẫu trang bìa profile công ty vận tải
Mẫu trang sản phẩm profile công ty vận tải
Xem chi tiết : Tại đây
1.2.3. Mẫu profile công ty xây dựng
Mẫu trang bìa profile công ty xây dựng
Mẫu trang sản phẩm profile công ty xây dựng
Xem chi tiết : Tại đây
1.2.4. Mẫu profile công ty thép
Mẫu trang bìa profile công ty thép
Mẫu trang sản phẩm profile công ty thép
Xem chi tiết : Tại đây
1.2.5. Mẫu profile công ty môi trường
Mẫu trang bìa profile công ty môi trường
Mẫu trang sản phẩm profile công ty môi trường
Xem chi tiết : Tại đây
2. Sự khách nhau giữa thiết kế profile công ty, thiết kế catalog và thiết kế Brochure?
- Profile: Thường sử dụng những hình ảnh sát thực hơn về doanh nghiệp, những sản phẩm, dự án đã thực hiện,…
- Catalogue: Giới thiệu nhiều hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mà không chịu ảnh hưởng nhiều của tính xác thực.
- Brochure: Có thể coi là một dạng tài liệu tổng quát nhất khi nói về tài liệu marketing. Nếu mục đích của brochure để giới thiệu về công ty thì ta có thể gọi đó là profile công ty.
Nếu thiết kế brochure dùng để giới thiệu về danh mục sản phẩm, dịch vụ, dự án ta có thể gọi đó là catalogue sản phẩm. Thiết kế Brochure sử dụng đa dạng hình ảnh hơn, có thể dùng cả ảnh thật hoặc ảnh vẽ.
Có thể bạn quan tâm: Mẫu profile công ty chuyên nghiệp bằng powerpoint
3. Lợi ích của việc thiết kế profile công ty
Profile công ty là một trong những tài liệu quan trọng của các doanh nghiệp chính vì vậy bất kề là dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều phải lựa chọn thiết kế profile công ty cho riêng mình. Hãy cùng khám phá những lợi ích to lớn mà loại tài liệu này mang lại cho các doanh nghiệp dưới đây:
3.1. Xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp
Profile là tài liệu dùng để tự giới thiệu về bản thân doanh nghiệp và giới thiệu theo cách ấn tượng và chuyên nghiệp nhất.
Giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu
Profile giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp, hình thành sự quan tâm, niềm tin và thôi thúc họ tiến tới hợp tác
3.2. Gia tăng doanh số bán hàng
Profile không chỉ là tài liệu giúp giới thiệu thông tin của doanh nghiệp đến các đối tác mà đây còn là công cụ bán hàng đắc lực hỗ trợ tích cực chiến lược bán hàng của công ty bạn.
Nó giúp bộ phận bán hàng triển khai công việc một cách hiệu quả hơn. Tiếp cận được nhiều khách hàng và tiếp cận được những khách hàng lớn, tiềm năng hơn. Kết quả là gia tăng doanh số bán hàng, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
3.3. Tham gia các dự án lớn
Một Profile công ty hoàn thiện với thông tin đầy đủ, hình ảnh đặc sắc sẽ góp phần nâng cao năng lực công ty/doanh nghiệp trên thị trường. Đây cũng được xem như một bộ CV để công ty/doanh nghiệp ứng tuyển và tham gia vào các dự án lớn.
Để tham gia dự án lớn cần mẫu profile công ty chuyên nghiệp
Cũng chính vì thế mà rất nhiều dự án cần đến hồ sơ năng lực của các nhà thầu. Để tham gia một sân chơi lớn hơn, bạn cần có hình ảnh chuyên nghiệp hơn hoặc ít nhất đáp ứng tiêu chuẩn của ngành hàng, của nhà đầu tư.
Do đó, việc thiết kế profile công ty cần được chỉnh chu, tỉ mỉ và cẩn trọng. Từ đó giúp công ty/doanh nghiệp có đủ sự tin tự và luôn sẵn sàng, chủ động khi tham gia vào các dự án lớn nhỏ, gây được ấn tượng tốt để dễ trúng thầu và thành công.
3.4. Giúp đội ngũ bán hàng thuyết phục khách hàng
Như đã nói, Profile là tài liệu giúp đội ngũ nhân viên bán hàng có căn cứ và có niềm tin để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của mình. Đồng thời giúp họ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giải quyết được những câu hỏi của khách hàng về thông tin công ty, lịch sử hình thành, tầm nhìn, mục tiêu,…
Không những vậy, thiết kế hồ sơ năng lực công ty cung cấp bằng chứng sắc nét và đầy đủ nhất về những thông tin mà nhân viên bán hàng trao đổi với khách hàng. Từ đó rút ngắn thời gian tư vấn, tạo nên chuyển đổi tích cực để thúc đẩy doanh số.
3.5. Tối đa nguồn lực công ty
Với những thông tin về lịch sử hình thành, sứ mệnh, tầm nhìn và cả giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đều có vai trò quảng bá văn hóa nội bộ đến các nhân viên trong công ty, thúc đẩy xây dựng nên nền văn hóa doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh xuyên suốt.
Không chỉ phát huy được hiệu quả kinh doanh, profile cũng là một tài liệu quan trọng trong việc xây dựng văn hóa nội bộ doanh nghiệp. Profile giúp doanh nghiệp quảng bá được tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng tới. Đôi khi profile cũng được dùng như là một tài liệu truyền thông nội bộ.
Có thể nói, mỗi công ty sẽ có một cách truyền thông thương hiệu và tiếp cận khách hàng khác nhau. Tuy nhiên thì profile doanh nghiệp vẫn là một ấn phẩm không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
4. Cấu trúc thiết kế Profile chuẩn
Profile công ty được chia thành nhiều phần chi tiết. Các mục có thể thay đổi vị trí, thêm bớt tùy vào sự sáng tạo, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên về cơ bản thì cấu trúc chuẩn khi thiết kế Profile công ty sẽ như sau:
4.1. Trang bìa đầu tiên của Profile
Nội dung trang bìa sẽ có tên công ty, Logo. Trang bìa được thiết kế và chọn chất liệu tùy vào phong cách, ngân sách công ty. Tuy nhiên thường được in chất liệu Couches, offset 4 màu để tạo sự vững chắc, mạnh mẽ và sang trọng.
Mẫu trang bìa profile công ty
4.2. Trang bìa thứ 2, 3
Thường bao gồm các nội dung:
- Slogan công ty, thể hiện định hướng phát triển, tinh thần, phương châm hoạt động của doanh nghiệp.
- Bảng phụ lục tóm tắt, liệt kê sơ bộ những nội dung có trong Profile.
- Lịch sử phát triển: Nếu là công ty mới phần này sẽ thể hiện những sự kiện quan trọng làm nền tảng ra đời. Đối với công ty lâu năm cần thêm những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển.
- Hình ảnh thể hiện lĩnh vực kinh doanh, hay hình ảnh truyền tải thông điệp công ty.
Mẫu trang 2,3 profile công ty
4.3. Trang số 4
Mở đầu với nội dung giới thiệu sơ bộ về Công ty bao gồm lĩnh vực hoạt động, chức năng. Đồng thời trình bày tầm nhìn dài hạn (Vision), cũng như mục tiêu ngắn hạn (mission). Kết hợp hình ảnh minh họa sống động để nội dung thêm thu hút.
Mẫu trang số 4 profile công ty
4.4. Trang số 5, 6
Trang 5 trình bày hình ảnh và thông tin cơ bản, điểm mạnh của thành viên chủ chốt trong Công ty.
Trang 6 sẽ là sơ đồ tổ chức gắn với những nhân vật chủ chốt trên.
Mẫu trang số 5,6 profile công ty
4.5. Trang 7, 8
Trình bày nội dung kèm hình ảnh minh họa giới thiệu lĩnh vực đang hoạt động.
Doanh nghiệp cũng có thể trình bày khái quát quy trình làm việc của mình ở mục này.
Mẫu trang số 7,8 profile công ty
4.6. Trang số 9 ,10
Thể hiện những dự án nổi bật, chủ chốt mà doanh nghiệp đã thực hiện được. Hoặc những dịch vụ, sản phẩm đặc biệt, quan trọng mà mình cung cấp. Nêu điểm mạnh, thành tựu từ những dự án, quá trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm này.
Nếu công ty có thâm niên và quá nhiều dự án, có thể liệt kê thêm các dự án, công trình đã thực hiện.
Mẫu trang số 9,10 profile công ty
4.7. Các trang tiếp theo
Nêu các định hướng, giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho xã hội, cộng đồng. Các công ty trong thời đại ngày nay, đang kinh doanh đang nhắm đến các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, vì cộng đồng,… có chiến lược phát triển bền vững.
Mẫu profile công ty chuyên nghiệp
4.8. Trang bìa cuối
Trình bày Logo, thông tin của công ty, địa chỉ các chi nhánh, văn phòng đại diện. Chất liệu trang bìa cuối tương tự như trang bìa mở đầu.
5. Cách làm profile công ty đơn giản
Để thiết kế profile chuyên nghiệp là điều không hề khó tuy nhiên nếu không nắm vững các bước sau đây sẽ rất dễ khiến bộ hồ sơ năng lực của công ty bạn trông mất điểm trước các đối tác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các bước để thiết kế profile đáp ứng các tiêu chí đẹp, chuẩn, xịn dưới đây:
5.1. Xác định đối tượng mục tiêu Profile doanh nghiệp nhắm tới
Đối tượng mục tiêu Profile thỏa mãn tốt nhất phải được xác định rõ ràng đó chính là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp (targeted customers).
Theo quy luật Pareto thì đây mới là nhóm 20% mang đến 80% doanh thu cho doanh nghiệp.
Để xác định mục tiêu đúng khi xây dựng profile, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi sau:
- Vì sao doanh nghiệp cần xác định và phân tích khách hàng mục tiêu?
- Làm cách nào để xác định khách hàng mục tiêu?
Việc này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra định hướng chính xác và đề ra phương pháp, các ý tưởng, các hạng mục và lồng ghép văn phong thích hợp trong cuốn profile của mình.
5.2. Xác định nội dung thiết kế Profile doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chọn lọc thông tin, sắp xếp nội dung, bố cục hợp lý tránh để cuốn Profile có quá nhiều thông tin, không thuận mắt người nhìn. Điều này sẽ mất đi độ chuyên nghiệp không gây được thiện cảm tốt với khách hàng.
Kịch bản nội dung và nội dung được đưa vào quyết định lớn đến thành công của Profile công ty. Nội dung sản phẩm là phần quan trọng nhất trong profile doanh nghiệp.
Màu sắc thiết kế cũng là yếu tối không thể thiếu khi kết hợp với nội dung trong Profile. Từ đó doanh nghiệp cần phải có một layout chọn lọc thông tin khách hàng dễ nhìn dễ tiếp cận.
Profile (Hồ sơ doanh nghiệp) là để cho khách hàng, đổi tác hiểu thêm về lịch sử hình thành và thông điệp, slogan mà doanh nghiệp bạn cần truyền tải tới
Các nội dung chính trong Profile:
- Mục lục: Giúp khách hàng hiểu, nắm bắt được thông tin cấu trúc nội dung của Profile mà họ cầm trên tay, nhanh chóng tra cứu đến nội dung mà họ quan tâm nhất.
- Tên doanh nghiệp: Tên đầy đủ bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc cả hai. Có đầy đủ thông tin về trụ sở chính, chi nhánh/ văn phòng đại diện, nhà máy sản xuất, điện thoại, fax, email chăm sóc khách hàng, thời gian thành lập. Phần này nên xuất hiện càng nhiều càng tốt, ở mọi header/footer trong mọi trang profile, để khách hàng dễ dàng phân biệt các doanh nghiệp, liên lạc khi cần.
- Quá trình phát triển: Điểm qua những mốc thời gian quan trọng gây ấn tượng với khách hàng từ cái nhìn đầu tiền. Có thể là những sự kiện lớn như: kỷ niệm “n” năm thành lập công ty, thống kê tốc độ tăng trưởng thị phần, lợi nhuận. Hay những sự kiện lớn gần đây doanh nghiệp bạn có thể tổ chức như: Chung bước cùng bóng đá Việt Nam, đồng hành chung tay chống dịch COVID,…
- Thành tựu: Các giải thưởng như bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận, chứng nhận chất lượng,…
- Tầm nhìn: mục tiêu tương lai và dài hạn của doanh nghiệp. Ngắn gọn mà xúc tích, gây điểm nhấn mạnh mẽ
- Sứ mệnh: Là sự khẳng định, sự cam kết của doanh nghiệp đối với cộng đồng, với xã hội, những giá trị mà doanh nghiệp mang đến, góp phần tạo dựng tương lai sáng lạn cho nhân loại.
- Giá trị cốt lõi: Đây là mục quan trọng để doanh nghiệp thể hiện điểm khác biệt của mình so với đối thủ.. Giá trị cốt lõi sẽ bao gồm cả điểm mạnh và nguyên tắc sản xuất kinh doanh, giúp khách hàng phân loại cân nhắc sử dụng, đầu tư.
- Cơ cấu tổ chức: Đặc biệt quan trọng cần khi profile nhắm đến các nhà đầu tư/ đối tác lớn. Điều này giúp nhà đầu tư nhận định mô hình hoạt động, quản lý của doanh nghiệp có phù hợp với họ hay không.
- Sản phẩm: Nếu doanh nghiệp có nhiều sản phẩm hãy phân loại thành các nhóm. Việc này giúp khách hàng dễ dàng trong việc tìm kiếm, tối ưu sản phẩm.
- Quy trình làm việc/ hợp tác: Phần này quan trọng đối với profile của doanh nghiệp dịch vụ, nhất là mảng tư vấn. Khách hàng sẽ nắm được các bước tiếp theo sau khi ký kết hợp đồng để tránh việc lộn xộn trong giao dịch.
- Khách hàng/ Dự án tiêu biểu: Cho khách hàng biết doanh nghiệp đã làm việc với những đơn vị tiêu biểu nào, đa dạng ngành nghề, lĩnh vực nào. Tạo niềm tin bền vững với khách hàng.
Xu hướng mới hiện nay, nhiều doanh nghiệp với tư duy mới sẽ lược bớt những phần ít tác dụng như tầm nhìn, sứ mệnh hay thậm chí quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức (hoặc ít nhất là tối giản chúng)
Quan điểm của họ là những thông tin cơ bản đó đã có sẵn và vô cùng đầy đủ trên website, có đưa vào profile, khách hàng cũng chẳng mấy quan tâm mà còn làm “dài dòng văn tự”.
Vì thế, các doanh nghiệp có thể cân nhắc xu hướng hướng này, nếu thích là phong cách hiện đại và muốn tập trung vào phần cốt lõi nhất.
5.3. Xác định văn phong của Profile
“Viết như thế nào?” – câu hỏi này phải đặt ra thường xuyên để có một ý tưởng độc đáo cho nội dung frofile. Tùy vào phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến, cấu trúc và giọng văn của Profile cũng khác nhau. Vì thế doanh nghiệp cần quyết định sắp xếp nội dung đã lên một cách hợp lý nhất, dẫn dắt văn phong phù hợp với vị thế của doanh nghiệp.
5.4. Viết phần kết thúc của Profile
Một bộ thiết kế Profile chuẩn là hướng dẫn khách hàng đi theo hành trình trải nhiệm doanh nghiệp. Nó là một sơ đồ nhỏ nhưng chưa thông tin hữu ích, chi tiết. Phần cuối cũng là phần quan trọng nhất, chính là phần Earned – sự lan tỏa của khách hàng.
Hãy kêu gọi hành động ở phần này bằng việc đưa ra các giải pháp cải thiện khó khăn mà khách hàng đang gặp phải.
Có rất nhiều cách để viết ra kết thúc Profile tạo điểm nhấn: một câu hỏi mở, một khẳng định rắn chắc,… Điểm chuyển đổi là yếu tố quan trọng của Profile ở phần này
5.5. Trình bày cơ bản của Profile doanh nghiệp
Xây dựng layout cho cuốn Profile doanh nghiệp bằng các thiết kế ấn tượng, độc đáo thể hiện được sự chuyên nghiệp của một doanh nghiệp.
5.6. Mẫu thiết kế profile công ty đã hoàn thành
Ngoài việc tuân thủ theo nhận diện thương hiệu (brand guidline), các designer phải tìm chọn hình ảnh phù hợp, quyết định font chữ, màu sắc, kích thước. Thiết kế đẹp sẽ chuyển các nội dung khô khan thành nội dung thích ứng thị giác.
Còn nếu chưa có brand guidline để biết xác định phong cách thiết kế, cách dàn trang, gam màu chủ đạo thì hãy tập hợp lại tất cả các tài liệu bán hàng của công ty, tìm điểm chung của chúng và cố gắng đừng để cuốn profile bị lạc loài khi ở cùng một chỗ.
Trên đây là toàn bộ 5 bước xây dựng Profile công ty chuyên nghiệp mà S’Pencil đã tổng hợp lại từ rất nhiều dự án thiết kế lớn.
6. Điểm nhấn dịch vụ thiết kế profile công ty S’Pencil
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc lên ý tưởng cũng như đưa ra những thiết kế profile chuyên nghiệp thì có thể tham khảo ngay dịch vụ thiết kế profile công ty của S’Pencil để được tư vấn và nhận báo giá. Dưới đây là những điểm nổi bật khi sử dụng dịch vụ thiết kế hồ sơ năng lực của S’Pencil:
- Dịch vụ thiết kế hồ sơ năng lực chuyên sâu, với hơn 12 năm trong thiết kế nhận diện thương hiệu doanh nghiệp.
- Truyền tải được tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp vào trong hồ sơ năng lực, thể hiện sự uy tín, chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
- Ấn phẩm đáp ứng tính thẩm mỹ, ấn tượng, sắc nét, phù hợp hành vi người xem.
- Sau khi bàn giao sản phẩm cho khách hàng, chúng tôi đảm bảo tính bản quyền cho thương hiệu vĩnh viễn.
- Thiết kế profile kết hợp với những dịch vụ marketing đang được S’Pencil Branding cung cấp, thúc đẩy marketing tổng thể.
7. Câu hỏi thường gặp khi thiết kế profile
Trong quá trình hơn 12 năm làm nghề, đội ngũ S’Pencil đã nhận được rất nhiều những thắc của khách hàng xoay quanh việc thiết kế profile cũng như hồ sơ năng lực. Chúng tôi đã tổng hợp lại và đưa ra câu trả lời bên dưới, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác có thể liên hệ để được giải đáp ngay nhé!
7.1. Tại sao lại cần phải thiết kế profile công ty
Profile là tài liệu dùng để tự giới thiệu về bản thân doanh nghiệp. Trưng bày các thế mạnh, các dịch vụ đang triển khai, các sản phẩm đang sở hữu để giới thiệu theo cách ấn tượng và chuyên nghiệp nhất. Thiết kế Profile công ty mang đặc trưng riêng và có nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp.
7.2. Các bước thiết kế profile công ty chuyên nghiệp là gì?
- Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu Profile doanh nghiệp nhắm tới.
- Bước 2: Xác định nội dung thiết kế Profile doanh nghiệp.
- Bước 3: Xác định văn phong của Profile.
- Bước 4: Viết phần kết thúc của Profile.
- Bước 5: Trình bày cơ bản của Profile doanh nghiệp.
7.3. Thời gian để hoàn để thiết kế xong một bộ hồ sơ năng lực là bao lâu?
Thông thường mất từ 2 tuần đến 1 tháng để thiết kế một cuốn profile công ty. Công việc này có thể nhanh hơn nếu như bạn chuẩn bị dữ liệu thật tốt. Thậm chí, nếu bạn lỡ lựa chọn một đơn vị thiết kế profile không chuyên nghiệp lắm thì thời gian để hoàn thành cuốn profile còn lâu hơn nữa.
Trước khi tìm đến đơn vị thiết kế profile, bạn cần chuẩn bị về mặt nội dung và hình ảnh bạn mong muốn đưa vào cuốn profile. Càng chuẩn bị đầy đủ và kỹ lượng, công việc thiết kế profile càng trở lên dễ dàng và nhanh chóng.Tuy nhiên, nếu nội dung của bạn chưa được kỹ càng, dịch vụ tư vấn, biên tập nội dung và chụp hình của S’pencil sẽ giải quyết toàn bộ các yêu cầu chuẩn bị cho cuốn profile tốt nhất của bạn.
7.4. Hình ảnh và kích thước giấy khi thiết kế profile công ty
Hình ảnh sử dụng trong profile phải là hình ảnh chất lượng tốt, được chụp bằng máy ảnh chuyên dụng. Một cách dễ dàng để biết hình ảnh của bạn có thể sử dụng được hay không là xem kích thước ảnh. Ảnh có kích thước từ 300 DPI trở nên hoặc dung lượng mỗi file ảnh từ 3MB trở nên sẽ dễ dàng được in ấn.
Kích thước thiết kế profile phổ biến hiện nay mà các công ty thường sử dùng là kích thước khổ giấy A4 hoặc giấy A5.
- Kích thước thiết kế profile A4 đứng: 21 x 29.7cm khổ trải 42 x 29.7cm.
- Kích thước thiết kế profile A4 ngang: 29.7 x 21cm khổ trải 59.6 x 21cm.
- Kích thước thiết kế profile A5 đứng: 14.8 x 21 cm khổ trải 29.6 x 21cm.
- Kích thước thiết kế profile A5 ngang 21 x 14.8 cm khổ trải 21 x 29.6 cm.
Giấy Couche: Có bề mặt bóng, mịn, láng, in ấn bắt mắt và sáng. Là loại giấy phổ biến và được ưa chuộng nhất để in hồ sơ; giấy couche có ưu điểm là màu sắc đẹp, giá tốt.
- Thiết kế hồ sơ hồ sơ năng lực công ty xây dựng
- Thiết kế hồ sơ năng lực công ty thiết kế thi công nội thất
- Thiết kế hồ sơ năng lực công ty thương mại
- Hồ sơ năng lực công ty dịch vụ
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới việc thiết kế profile công ty mà S’Pencil muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong việc thiết kế hồ sơ năng lực.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ thiết kế profile của đội ngũ S’Pencil với hơn 12 năm kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng bạn sẽ không phải hối hận khi lựa chọn dịch vụ của chúng tôi.