Trong thời đại số hóa, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu không chỉ đơn thuần là tạo ra một logo hay một khẩu hiệu hấp dẫn. Đó là cả một quá trình bao gồm chiến dịch quảng bá thương hiệu đòi hỏi sự nhất quán, sáng tạo và hiểu rõ về bản sắc doanh nghiệp. Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng giúp cách quảng bá thương hiệu dễ đạt mục tiêu, hiệu quả hơn, ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Nội dung
Toggle1. Màu sắc thương hiệu
Màu sắc là yếu tố đầu tiên tạo nên ấn tượng thị giác cho khách hàng. Theo nghiên cứu, con người có thể ghi nhớ màu sắc tốt hơn từ 60% đến 80% so với văn bản. Vì vậy, lựa chọn màu sắc phù hợp cũng là một cách quảng bá thương hiệu, bởi sự dễ nhận diện và tạo dấu ấn đặc biệt.
Lựa chọn màu sắc thương hiệu rất quan trọng
Nhắc đến Coca-Cola, hầu như ai cũng nghĩ ngay đến màu đỏ rực đặc trưng. Màu đỏ vốn là biểu tượng của sự năng động, phấn khởi và niềm vui – hoàn toàn phù hợp với tinh thần tươi trẻ và các chiến dịch marketing của hãng, như “Open Happiness” hay những lon Coca in tên người thân quen thuộc. Sự nhất quán trong việc sử dụng màu sắc đã giúp Coca-Cola trở thành một trong những thương hiệu có mức độ nhận diện cao nhất thế giới.
Bài học rút ra: Chọn màu sắc phù hợp với giá trị cốt lõi của thương hiệu, đồng thời sử dụng đồng nhất trên mọi kênh truyền thông, bao bì và sản phẩm.
2. Tạo dấu ấn riêng với phông chữ độc đáo
Phông chữ không chỉ là công cụ truyền đạt thông tin, mà còn là một phần không thể thiếu khi xây dựng bản sắc thương hiệu. Một font chữ độc đáo, phù hợp có thể giúp doanh nghiệp thể hiện được phong cách, độ chuyên nghiệp và tính cách riêng. Phông chữ thương hiệu nên được sử dụng nhất quán trên tất cả các nền tảng: website, bao bì, tài liệu truyền thông, giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và nhận diện thương hiệu.
Google đã tự thiết kế một font chữ riêng mang tên Product Sans – đơn giản, hiện đại và dễ đọc. Sự thay đổi từ font serif cũ sang font mới vào năm 2015 không chỉ làm mới hình ảnh Google, mà còn tạo nên sự đồng bộ trên toàn bộ hệ sinh thái giúp người tiêu dùng nhận ra đâu là sản phẩm của hãng như Gmail, Drive, YouTube…
Trái ngược với nhiều thương hiệu hiện đại, Tiffany & Co. trung thành với phong cách serif cổ điển, tôn vinh vẻ đẹp sang trọng vượt thời gian. Điều tạo nên sức hút đặc biệt và lòng trung thành của khách hàng chính là sắc xanh độc quyền, được biết đến với tên gọi “xanh Tiffany”. Màu xanh này là sự pha trộn tinh tế giữa xanh trứng chim (robin’s egg blue) và xanh da trời non (baby blue), đã trở thành biểu tượng không thể nhầm lẫn của thương hiệu trang sức cao cấp.
Bài học rút ra: Lựa chọn hoặc thiết kế một font chữ phù hợp với ngành nghề và phong cách thương hiệu sẽ giúp tăng cường sự nhận diện và tạo sự chuyên nghiệp.
3. Câu chuyện thương hiệu
Một thương hiệu mạnh luôn đi kèm với một câu chuyện truyền cảm hứng. Câu chuyện thương hiệu (brand story) là cách bạn kể về hành trình, giá trị, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về bạn, mà còn tạo kết nối cảm xúc – điều cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Đừng ngại chia sẻ những khó khăn, bước ngoặt hay động lực thương hiệu ra đời. Câu chuyện chân thật sẽ giúp thương hiệu trở nên sống động, đáng tin cậy và dễ dàng chạm đến cảm xúc khách hàng hơn. Đây là một chiến lược quảng bá thương hiệu đã có từ lâu và luôn đem lại sức mạnh lan tỏa “đáng gờm”.
Một thương hiệu mạnh luôn đi kèm với một câu chuyện truyền cảm hứng
Airbnb không đơn thuần là một nền tảng cho thuê chỗ ở, họ là người kể chuyện bậc thầy, tạo ra một không gian kết nối cảm xúc sâu sắc với khách hàng từ khắp nơi trên thế giới, phá vỡ mọi rào cản. Câu chuyện thương hiệu của Airbnb xoay quanh “câu thần chú” đầy sức mạnh: “Until we all belong” (Cho đến khi tất cả chúng ta thuộc về). Họ muốn khách hàng không chỉ tìm thấy một nơi để tạm trú, mà là tìm thấy một ngôi nhà, cảm thấy được chào đón, thuộc về và có một hay những trải nghiệm chân thực nhất.
Bằng cách tập trung vào câu chuyện con người và sử dụng nội dung do chính khách hàng chia sẻ, Airbnb đã xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy, gần gũi và đầy cảm hứng. Cùng với đó, khách hàng cảm thấy mình là một phần của cộng đồng Airbnb, nơi mọi trải nghiệm được trân trọng và chia sẻ.
Bài học rút ra: Hãy kể câu chuyện của bạn bằng sự chân thành, nhất quán và kết nối nó với sứ mệnh thương hiệu. Đừng chỉ nói về sản phẩm – hãy nói về lý do bạn tồn tại.
4. Giọng nói thương hiệu (Brand voice)
Giọng nói thương hiệu là “tính cách” mà bạn thể hiện qua ngôn ngữ giao tiếp – từ bài viết trên mạng xã hội, email marketing, đến nội dung website hay phản hồi khách hàng. Giọng nói có thể mang các sắc thái như nghiêm túc, hài hước, trẻ trung hay sâu sắc, miễn sao phù hợp với định vị thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu. Sự nhất quán trong giọng điệu giúp khách hàng dễ dàng nhận ra bạn trong “biển thông tin” hiện nay, đồng thời tạo dựng sự tin tưởng và mối quan hệ lâu dài.
Dove sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, đầy thấu cảm và tích cực. Trong các chiến dịch như “Real Beauty”, họ truyền tải thông điệp khuyến khích phụ nữ yêu cơ thể thật của mình – không chỉnh sửa, không tiêu chuẩn hóa. Đây là một hướng đi tạo sự khác biệt trong ngành công nghiệp làm đẹp, vốn thường xuyên gây áp lực về ngoại hình.
Ngược lại, Old Spice chọn phong cách hài hước, táo bạo và đôi khi “quái chiêu” – tạo nên sự nổi bật giữa rừng quảng cáo mỹ phẩm nam giới. Câu tagline độc đáo “Smell Like a Man, Man” được sử dụng để quảng cáo sản phẩm nước hoa Old Spice dành cho nam giới đã trở thành hiện tượng mạng khi kích thích tò mò và thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuyên bố khẳng định rằng sử dụng sản phẩm này sẽ khiến cho bạn thấy mình “như một người đàn ông thực sự”.
Bài học rút ra: Xác định rõ phong cách giao tiếp, sắc thái giọng nói thương hiệu và thống nhất nó trên mọi nền tảng – từ mạng xã hội, email đến dịch vụ khách hàng – sẽ giúp thương hiệu được nhận diện dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm: Brand voice là gì? Vai trò của brand voice trong xây dựng thương hiệu
5. Trải nghiệm thương hiệu
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu đó là trải nghiệm thương hiệu – cách khách hàng cảm nhận khi tương tác với thương hiệu. Từ việc truy cập website, nhận cuộc gọi chăm sóc, mở hộp sản phẩm đến quá trình hậu mãi – tất cả đều góp phần tạo nên một hình ảnh tổng thể về thương hiệu.
Một trải nghiệm tích cực, mượt mà và được cá nhân hóa sẽ khiến khách hàng hài lòng và dễ dàng giới thiệu bạn đến người khác. Hãy đặt mình vào vị trí người dùng để thiết kế hành trình trải nghiệm liền mạch, thân thiện và nhất quán.
Apple là bậc thầy trong việc tạo trải nghiệm thương hiệu liền mạch. Từ thiết kế cửa hàng, bao bì sản phẩm, website cho đến dịch vụ hậu mãi – tất cả đều tối giản, sang trọng và đồng nhất. Điều đó khiến người dùng cảm thấy họ không chỉ đang mua một chiếc điện thoại – mà là một phong cách sống.
Starbucks không chỉ bán cà phê, họ tạo ra một không gian “thứ ba” giữa nhà và công sở, nơi khách hàng có thể thư giãn, làm việc, gặp gỡ. Trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa bằng việc ghi tên lên ly, ứng dụng tích điểm thông minh và nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp.
Bài học rút ra: Đặt khách hàng vào trung tâm. Tạo nên những trải nghiệm nhất quán, dễ chịu và khiến khách hàng muốn quay lại – đó là cách quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu không còn là “cuộc chơi” của những chiến dịch rầm rộ. Đó là hành trình làm nên thương hiệu từ những chi tiết nhỏ – màu sắc, phông chữ, đến câu chuyện, giọng nói và các “điểm chạm”. Khi những yếu tố này được kết hợp một cách chiến lược và đồng bộ, thương hiệu của bạn sẽ trở nên nổi bật và khó bị thay thế trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, với thời đại bùng nổ của công nghệ thì việc ứng dụng xây dựng thương hiệu bằng AI cũng cần được chú trọng để có thể trở nên nổi bật trong tâm trí khách hàng.
Đọc thêm: Định nghĩa về thương hiệu trong Marketing và các yếu tố tạo nên thương hiệu